Vật lý 8 Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Nhiệt lượng của một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào?
    Dự đoán: Phụ thuộc 3 yếu tố:

    • Khối lượng của vật

    • Độ tăng nhiệt của vật

    • Chất cấu tạo nên vật.
    a. Quan hệ giữa nhiệt lượng thu vào để vật cần nóng lên với khối lượng của vật.
    [​IMG]

    C1: Yếu tố nào ở hai cốc được giữ giống nhau, yếu tố nào được thay đồi? Tại sao phải làm như thế ?

    • Độ tăng nhiệt độ và chất cấu tạo lên vật được giữ giống nhau, khối lượng khác nhau. Mục đích để tìm mối quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng
    ⇒ Kết luận:

    • Nhiệt lượng thu vào để làm nóng vật lên phụ thuộc vào khối lượng. Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng thu vào của vật càng lớn.
    b. Quan hệ giữa nhiệt lượng thu vào để làm nóng vật lên với độ tăng nhiệt độ
    [​IMG]

    C3: Trong thí nghiệm phải giữ khối lượng và chất cấu tạo nên vật là giống nhau. Muốn vậy hai cốc phải đựng cùng một lượng nước.

    C4: Cho độ tăng nhiệt độ khác nhau. Muốn vậy phải để cho nhiệt độ cuối của 2 chất khác nhau bằng cách cho thời gian đun khác nhau

    ⇒ Kết luận:

    • Độ tăng nhiệt độ càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn.
    c. Quan hệ giữa nhiệt lượng thu vào để làm nóng vật lên với chất làm vật
    [​IMG]

    C6: Những yếu tố nào thay đổi, không thay đổi ?

    • Trong thí nghiệm : Khối lượng không đổi, độ tăng nhiệt độ giống nhau, chất làm vật khác nhau.
    ⇒ Kết luận:

    • Nhiệt lượng thu vào để vật nóng lên phụ thuộc vào chất làm vật.
    2. Công thức tính nhiệt lượng
    • Công thức tính nhiệt lượng:
    \(Q=m.C.\Delta t\)

    • Trong đó:
      • Q: Nhiệt lượng vật thu vào( J)

      • m: Khối lượng của vật( kg)

      • C: Nhiệt dung riêng của chất( J/ kg.K)

      • \(\Delta t\) : Độ tăng nhiệt độ( oC)
    • Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thu vào để làm cho 1kg chất đó tăng thêm \(1^oC\)

    Bài tập minh họa
    Bài 1:
    Tính nhiệt lượng cần truyền cho 5 kg đồng để tăng nhiệt độ từ \(20^oC\) lên \(50^oC\)

    Hướng dẫn giải:
    • Áp dụng công thức \(Q=m.C.\Delta t\)

    • Thay số ta có: \(Q=5.380.(50-20)= 57000(J)\).

    • Vậy nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ \(20^oC\) lên \(50^oC\) là \(Q= 57000(J)\)
    Bài 2:
    Một ấm đun nước bằng nhôm khối lượng 0,5kg chứa 2kg nước ở nhiệt độ \(25^oC\) . Muốn đun sôi ấm nước này cần nhiệt lượng bao nhiêu?

    Hướng dẫn giải:

    • Nhiệt lượng cần truyền nhôm nóng lên \(75^oC\)
    \(Q_1=m_1.C_1.\Delta t\) = 0,5.880.75 = 33.000 (J)

    • Nhiệt lượng cần truyền nước nóng lên \(75^oC\)
    \(Q_2=m_2.C_2.\Delta t\) = 2.4200.75 = 630.000 (J)

    • Nhiệt lượng cần truyền ấm nước nóng lên \(75^oC\)
    \(Q=Q_1+Q_2\) = 33000 + 630000 = 663.000 (J)