Vật lý 9 Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép - Nam châm điện

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Sự nhiễm từ của sắt và thép
    • Sắt, thép, niken, côban và các vật liệu từ khác đặt trong từ trường đều bị nhiễm từ.
    • Trong những điều kiện như nhau, sắt non nhiễm từ mạnh hơn thép. Sau khi đã nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ được từ tính lâu dài.
    • Sỡ dĩ lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây vì khi đặt trong từ trường thì lõi sắt, thép bị nhiễm từ và trở thành 1 nam châm nữa.
    2. Nam châm điện
    a. cấu tạo:
    là ống dây có dòng điện chạy qua và trong có lõi sắt.

    [​IMG]

    b. Cách tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật:
    • Tăng cường độ dòng điện qua ống dây hoặc tăng số vòng của ống dây.
    • Còn có cách khác cho lõi sắt có hình dạng thích hợp,
    • Tăng khối lượng của nam châm

    Bài tập minh họa
    Bài 1.
    Nam châm điện gồm một cuộn dây dẫn quấn xung quanh một lõi sắt non có dòng điện chạy qua
    a. Nếu ngắt dòng điện thì nó còn có tác dụng từ nữa không?
    b. Lõi của nam châm điện phải là sắt non, không được là thép. Vì sao?

    Hướng dẫn giải:
    a. Không
    b. Vì khi ngắt điện, thép còn giữ được từ tính, nam châm điện mất ý nghĩa sử dụng.
    Bài 2.
    Hình 25.2 vẽ một số kẹp giấy bằng sắt bị hút dính vào các cực của thanh nam châm.

    [​IMG]

    a. Có thể khẳng định các kẹp sắt này đã trở thành nam châm được không? Vì sao?
    b. Nếu khẳng định các kẹp sắt đã trở thành nam châm thì hãy xác định tên từ cực của một trong số các nam châm này.
    c. Từ kết quả trên, hãy giải thích vì sao nam châm lại hút được các vật dụng bằng sắt, thép khi đặt gần nó.

    Hướng dẫn giải:
    a. Được, vì các kẹp sắt đặt trong từ trường của thanh nam châm thì bị nhiễm từ.
    b. Tên các từ cực của một số kẹp sắt được vẽ trên hình 25.1.

    [​IMG]

    c. Khi đặt vật bằng sắt, thép gần nam châm thì vật bị nhiễm từ và trở thành nam châm, đầu đặt gần nam châm là từ cực trái dấu với từ cực của nam châm. Do đó, nam châm bị hút.