Vật lý 9 Bài 33: Dòng điện xoay chiều

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Chiều của dòng điện cảm ứng
    a. Kết luận
    • Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây có chiều ngược với chiều dòng điện cảm ứng khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện đó giảm
    b. Dòng điện xoay chiều
    • Nếu ta liên tục lần lượt đưa nam châm vào và kéo nam châm ra khỏi cuộn dây dẫn kín thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện luân phiên đổi chiều
    • Dòng điện luân phiên đổi chiều như trên gọi là dòng điện xoay chiều
    2. Cách tạo ra dòng điện xoay chiều
    a. Cho nam châm quay trước cuộn dây kín
    [​IMG]

    b. Cho cuộn dây dẫn quay trong từ trường
    [​IMG]

    c. Kết luận
    • Trong cuộn dây dẫn kín, dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện khi cho nam châm quay trước cuộn dây hay cho cuộn dây quay trong từ trường
    • Trên các dụng cụ điện ký hiệu là:
      • AC 220V : hay AC nghĩa là dòng điện xoay chiều
      • DC 6V hay DC nghĩa là dòng điện 1 chiều

    Bài tập minh họa
    Bài 1.
    Treo một thanh nam châm bằng một sợi dây mềm rồi thả cho nam châm đu đưa quanh vị trí cân bằng OA (hình 33.3). Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín B là dòng điện xoay chiều hay có chiều không đổi (một chiều)? Tại sao?

    [​IMG]

    Hướng dẫn giải:
    • Là dòng điện xoay chiều vì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.
    Bài 2.
    Trên hình 33.2 vẽ một khung dây dẫn kín đặt trong từ trường. Giải thích vì sao khi cho khung dây quay quanh trục PQ nằm ngang thì trong khung dây không xuất hiện dòng điện xoay chiều.

    [​IMG]

    Hướng dẫn giải:
    • Vì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn không biến đổi.