Vật lý 9 Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Tác dụng của dòng điện xoay chiều
    • Tác dụng nhiệt
    • Tác dụng quang
    • Tác dụng từ
    [​IMG]

    2. Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều
    • Khi dòng điện đổi chiều thì lực từ của dòng điện tác dụng từ lên nam châm cũng đổi chiều
    3. Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của mạch điện xoay chiều
    • Đo hiệu điện thế và cường độ của dòng điện xoay chiều bằng vôn kế và ampe kế có ký hiệu là AC (hay ~)
    • Kết quả đo không thay đổi khi ta đổi chỗ hai chốt cắm của phích cắm vào ổ lấy điện
    • Các số đo này chỉ giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế xoay chiều và cường độ dòng điện xoay chiều
    • Thông thường, hiệu điện thế và cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện xoay chiều được gọi tắt là hiệu điện thế và cường độ dòng điện của dòng điện xoay chiều.

    Bài tập minh họa
    Bài 1
    Đặt một dây dẫn thẳng song song với trục Nam – Bắc của một kim nam châm đứng cân bằng. Có hiện tượng gì với kim nam châm khi cho dòng điện xoay chiều lấy từ lưới điện quốc gia chạy qua dây dẫn ? Giải thích hiện tượng.

    Hướng dần giải:
    Kim nam châm vẫn đứng yên như cũ, thực ra lực từ tác dụng vào mỗi cực nam châm luân phiên đổi chiều theo sự đổi chiều dòng điện. Nhưng vì kim nam châm có quán tính, dòng điện xoay chiều trên lưới điện quốc gia có tần số lớn (50 Hz) cho nên kim không kịp đổi chiều quay và đứng yên.
    Bài 2
    Trong thí nghiệm ở hình 35.4, khi đổi chiều dòng điện chạy vào cuộn dây dẫn thì tác dụng từ của cuộn dây đối với kim nam châm và kim sắt non có gì khác không? Vì sao?

    [​IMG]

    Hướng dần giải:
    Kim nam châm quay ngược lại 1800 do theo quy tắc nắm tay phải thì đầu dây gần kim nam châm là từ cực Nam nên gặp từ cực Nam của kim nam châm thì đẩy. Còn kim sắt non thì bị hút bình thường do bị nhiễm từ.