Vật lý 9 Bài 42: Thấu kính hội tụ

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Thấu kính hội tụ
    • Thấu kính hội tụ thường dùng có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
    • [​IMG]
    • Mỗi thấu kính đều có trục chính, quang tâm, tiêu điểm và tiêu cự.
    • Là trục chính
    • O là quang tâm
    • F và F’ là các tiêu điểm
    • Khoảng cách OF = OF’ = f gọi là tiêu cự của thấu kính
    [​IMG]

    2. Đường truyền của một số tia sáng qua thấu kính hội tụ
    • Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
    • Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt:
      • Tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm F'.
      • Tia tới qua quang tâm O cho tia ló tiếp tục truyền thẳng.
      • Tia tới qua tiêu điểm F cho tia ló song song với trục chính.
    3. Cách nhận biết thấu kính hội tụ
    • Căn cứ vào: thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
    • Căn cứ vào tính chất: một chum tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính. Nếu chiếu chùm ánh sáng mặt trời vào thấu kính, nếu chùm tia ló là hội tụ thì thấu kính đó là thấu kính hội tụ.

    Bài tập minh họa
    Bài 1
    Nêu đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ?

    Hướng dẫn giải:
    Đặc điểm của ảnh:

    • Vật ở ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật. Khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.

    • Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật
    Bài 2
    Có những cách nào để nhận biết thấu kính hội tụ?

    Hướng dẫn giải:
    Cách nhận biết:

    • Thấu kính hội tụ thường dùng có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
    • Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính