Vật lý lớp 9 - Bài 54. Sự trộn các ánh sáng màu

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài C1 trang 143 sgk vật lý 9. Người ta trộn các ánh sáng màu với nhau để được gì ? Khi trộn hai ánh sáng màu với nhau, ba ánh sáng màu với nhau, ta thu được gì ? Có khi nào ta thu được "ánh sáng màu đen" sau khi trộn không ?
    Bài giải:
    Người ta trộn các ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng có màu khác hẳn. Khi trộn hai ánh sáng màu với nhau, ta được ánh sáng có màu khác hẳn với màu của hai ánh sáng ban đầu. Khi trộn ba ánh sáng màu với nhau một cách thích hợp, ta thu được ánh sáng trắng; hoặc khi trộn ánh sáng đỏ cánh sen, ánh sáng màu vàng và ánh sáng màu lam ta cũng thu được ánh sáng trắng.
    Không có cái gọi là "ánh sáng màu đen". Bao giờ trộn hai, ba ánh sáng màu với nhau ta cũng thu được một ánh sáng màu khác hẳn.




    Bài C2 trang 143 sgk vật lý 9. Chắn ba cửa sổ bằng ba tấm lọc màu đỏ, lục và lam. Tại chỗ ba chùm sáng nói trên gặp nhau, ta thu được ánh sáng màu gì ?
    Bài giải:
    Khi chắn ba cửa sổ bằng ba tấm lọc màu đỏ, lục và lam thì tại chỗ ba chùm sáng nói trên gặp nhau, ta thu được ánh sáng màu trắng.




    Bài C3 trang 143 sgk vật lý 9. Làm một vòng tròn nhỏ bằng bìa cứng, trên dán giấy trắng. Chia vòng tròn thành 3 phần đều nhau: một phần tô màu đỏ, một phần tô màu lục và một phần tô màu lam. Làm thêm một trục quay đi qua tâm của vòng tròn sao cho vòng tròn quay được như một con quay. Cho vòng tròn quay tít dưới ánh sáng ban ngày. Nhận xét về màu của giấy lúc đó. Có thể coi đây là một thí nghiệm trộn các ánh sáng màu với nhau được không ?
    Bài giải:
    Thí nghiệm này được gọi là thí nghiệm đĩa tròn Niu-tơn. Do hiện tượng lưu ảnh trên màng lưới của mắt ta, nên nếu đĩa quay nhanh, mỗi điểm trên màng lưới nhận được gần như là đồng thời ba thứ ánh sáng phản xạ từ ba vùng có các màu đỏ, lục làm trên đĩa chiếu đến và cho ta cảm giác màu trắng. Cũng có thể coi đây là một thí nghiệm trộn các ánh sáng màu với nhau.