Vật lý lớp 9 - Bài 6. Bài tập vận dụng định luật ôm

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 1 trang 17 sgk vật lí 9. cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.1, trong đó R1 = 5 Ω. Khi K đóng, vôn kế chỉ 6 V, ampe kế chỉ 0,5 A.
    [​IMG]
    a) tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
    b) tính điện trở R2.
    Hướng dẫn.
    a) Điện trở tương đương của đoạn mạch: \(R_{td}=\frac{U_{AB}}{I}=\frac{6}{0,5}\) = 12 Ω.
    b) Vì R1 + R2 = R suy ra R2 = R – R1 = 12 – 5 = 7 Ω.




    Bài 2 trang 17 sgk vật lí 9. Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.2, trong đó R1 = 10 Ω, ampe kế A1 chỉ 1,2 A, ampe kế A chỉ 1,8 A.
    [​IMG]
    a) Tính hiệu điện thế UAB của đoạn mạch.
    b) Tính điện trở R2.
    Hướng dẫn.
    a) Ta nhận thấy UAB= U1 = R1.I1 = 10.1,2 = 12 V.
    b) Cường độ dòng điện chạy qua R2 là I2 = I – I1 = 1,8 – 1,2 = 0,6 A.
    Điện trở \(R_{2}=\frac{U_{AB}}{I_{2}}=\frac{12}{0,6}\) = 20 Ω.




    Bài 3 trang 18 sgk vật lí 9. Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.3, trong đó R1 = 15 Ω, R2 = R3 = 30 Ω, UAB = 12 V.
    [​IMG]
    a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.
    b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
    Hướng dẫn.
    a) Ta có R = R1 + \(\frac{R_{2}R_{3}}{R_{2}+R_{3}}\) = 15 + \(\frac{30.30}{30+30}\) = 30 Ω.
    b) Cường độ dòng điện qua điện trở R1 chính là cường độ dòng điện qua mạch chính, I1 = \(\frac{U_{AB}}{R_{td}}\) = \(\frac{12}{30}\) = 0,4 A.
    Hiệu điện thế giữa hai đầu dây điện trở R1 là U1 = R1.I1 = 15.0,4 = 6 V.
    Hiệu điện thế giữa hai đầu dây điện trở R2 và R3 là U2 = U3 = 12 - 6 = 6 V.
    Cường độ dòng điện qua R2 và R3 là:
    I2 = I3 = \(\frac{U_{2}}{R_{2}}=\frac{U_{3}}{R_{3}}=\frac{6}{30}\) = 0,2 A.