Vì sao tỷ lệ người bị tăng huyết áp ở Nhật ít hơn so với nhiều nước khác?

  1. Tác giả: LTTK CTV21
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tăng huyết áp là căn bệnh gây ra 9,4 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới. Tỷ lệ tăng huyết áp được dự báo sẽ tăng lên 29,2% (1,5 tỷ người bệnh) vào năm 2025.

    Tỷ lệ người bị tăng huyết áp trên thế giới có xu hướng gia tăng
    Theo nghiên cứu từ một trung tâm y học phi lợi nhuận tại Mỹ có tên Mayo Clinic, nếu không được điều trị thì 50% người bị tăng huyết áp có nguy cơ tử vong vì bệnh tim và 1/3 dễ gặp phải đột quỵ. Một điều đáng lưu ý khác là độ tuổi mắc bệnh tăng huyết áp càng ngày càng giảm. Báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên là 20% ở phụ nữ và 24% ở nam giới. Căn bệnh này cũng gây ra 9,4 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới. Tỷ lệ tăng huyết áp được dự báo sẽ tăng lên 29,2% (1,5 tỷ người bệnh) vào năm 2025.
    photo-1-1536894362026160789068.jpg
    Tăng huyết áp là căn bệnh nguy hiểm nhưng nhiều người lại chủ quan ít để ý.
    Chi phí để điều trị tăng huyết áp không thấp. Chỉ tính riêng ở Mỹ, chi phí hàng năm cho bệnh tăng huyết áp ước tính là 54 tỷ USD. Trích thông tin từ Viện dinh dưỡng, mức huyết áp trung bình ở Đông Á và Đông Nam Á, Nam Á và tiểu vùng Sahara châu Phi có chiều hướng tăng. Trong khi huyết áp trung bình ở các nước Trung Âu và Đông Âu, Trung Á, Trung Đông và Bắc Phi lại giảm.
    Nhật Bản kiểm soát tăng huyết áp thế nào?
    Một trong những quốc gia kiểm soát bệnh tăng huyết áp tốt là Nhật Bản. Tại đây, tỷ lệ tăng huyết áp giảm đều từ những năm 1960. Điều này nhờ vào việc kiểm soát, ngăn ngừa các nguy cơ tăng huyết áp trong cộng đồng.
    Cơ quan y tế của Nhật đã soạn thảo bộ quy tắc hướng dẫn ngăn chặn, điều trị tăng huyết áp và phổ cập cho người dân, từ thanh niên đến người già. Trong đó ghi rõ những nguyên nhân, nguy cơ gây bệnh cũng như cách chữa trị, lối sinh hoạt thế nào để phòng chống.
    Một yếu tố giúp người Nhật cải thiện tình trạng sức khỏe là chế độ ăn. Họ ưu tiên các sản phẩm tươi sống, thực phẩm theo mùa của địa phương, hạn chế chất béo, đồ ngọt và lượng muối nạp vào. Thói quen ăn cá thường xuyên hơn thịt đỏ cũng giúp ích trong việc kiểm soát huyết áp của người Nhật.

    photo-2-15368943620341269784381.jpg
    Chế độ ăn tươi, ít muối giúp người Nhật hạn chế nguy cơ tăng huyết áp.
    Người Nhật cũng đặc biệt chú ý đến lượng carbohydrates, đường và natri trong bữa ăn. Ba chất này cần thiết để ăn ngon, nhưng cần dùng một lượng nhất định. Đối với muối ăn, người Nhật đặc biệt cẩn thận duy trì mỗi ngày trung bình 6-7g trong khẩu phần ăn, nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ.
    Ngoài ra, vì biết ăn ít muối giúp hạ huyết áp ở mức vừa phải, đồng thời giảm sa sút trí tuệ, bảo vệ các tế bào não, người Nhật thường xuyên ăn những món ăn nhạt, giảm lượng muối trong quá trình chế biến thực phẩm cũng như sử dụng nước tương nhạt trong ăn uống. Thay vào đó, khi nêm nếm đồ ăn hoặc nấu nước dùng, họ lại chuộng dùng chất tạo umami, hỗn hợp mononatri glutamate hay còn gọi là bột ngọt, mì chính. Gia vị này chỉ chứa 12% natri thay vì 39% như muối ăn, nhưng vẫn tạo được vị đậm đà, thanh ngọt, kích thích vị giác.