Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về đức tính trung thực

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về đức tính trung thực


    13.jpg

    • Mở bài:
    Thomas Jefferson đã từng nói lòng trung thực là trang đầu tiên của cuốn sách trí tuệ. Đức tính trung thực là đức tính cần có ở mỗi con người. Chính lòng trung thực tạo nên giá trị cuộc sống và khẳng định phẩm giá của con người.
    • Thân bài:
    Trung thực có nghĩa là gì?

    Trung thực là trung thành với sự thật. Trung thực là thành thực với chính mình, với mọi người, với công việc. Trung thực là luôn tuân thủ chuẩn mực đạo đức, chân thật trong từng lời nói và hành động. Trung thực còn là sự thật thà, không giả dối không lừa gạc người khác. Đó là một trong những phẩm chất quan trọng nhất, tạo nên định hướng giá trị nhân cách chân chính.

    Biểu hiện của đức tính trung thực:

    Người có đức tính trung thực là người luon thật thà, ngay thẳng và chân thành trong cách nói, cách đối xử với mọi người. Người trung thực không bao giờ nói điều giả dối, nói lời sai trái, bóp méo sự thật. Khi xảy ra lỗi lầm, họ không đổ lỗi hay vu oan cho người khác mà luôn tự chịu trách nhiệm về mình và tìm cách khắc phục.
    Người sống trung thực luôn nhìn nhận khách quan về các sự việc trong cuộc sống, luôn tôn trọng và bảo vệ chân lí. Họ không gian dối, không ích kỉ hay vụ lợi cá nhân và cũng không bao che cho lỗi lầm của người khác. Người trung thực luôn hướng đến lợi ích chung của tập thể, của cộng đồng, sẵn sàng hi sinh lợi ích của bản thân để bảo vệ lẽ phải. Bởi thế, họ ghét sự giả dối, không muốn điều đó tồn tại trong cuộc đời mình và trong con người mình.

    Tại sao phải biết sống trung thực?

    Trung thực trong cuộc sống, và rèn luyện đức tính trung thực là một việc làm cần thiết đối với mỗi con người. Sự trung thực làm nên những giá trị thực sự tốt đẹp của cuộc sống. Lòng trung thực chính là một thước đo quan trọng để đánh giá phẩm chất và đạo đức của con người. Muốn biết nhân cách của một người có thực sự tốt hay không, ta phải xem họ có trung thực trong lời nói và hành động hay không.
    Người sống có lòng trung thực luôn được mọi người xung quanh yêu quý và tin cậy. Con người mới sinh ra không ai dối trá. Nhưng khi bước vào cuộc sống, người ta giả dối bởi những nguyên nhân khác nhau. Họ bị cám dỗ bởi danh lợi, tiền bạc, địa vị… Ai vân giữ được tính trung thực và những phẩm chất cao quý khác, sống không thẹn với lòng thật sự là con người rất đáng quý.
    Đức tính trung thực là yếu tố nền tảng tạo nên các đức tính tốt đẹp khác. Sống trung thực giúp ta sống tự tin, quyết liệt hành động. Sống trung thực giúp ta biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt, bảo vệ chân lí ở đời. Trung thực là nguồn lực tạo nên sức mạnh của lòng quả cảm.
    Nhưng không phải lúc nào ta cũng phải nói thật, thành thật với sự thật. Nếu sự thật ấy có thể làm tổn hại người khác thì ta nên nói giảm, nói tránh để làm giảm di nỗi đau đơn, sự sợ hãi, hay giúp người khác vượt qua nghịch cảnh của bản thân. Xưa đức phật đã nói dối người thợ săn để cứu lấy con hươu bi thương. Một vị bác sĩ nói dối bệnh nhân về bệnh tình nghiêm trọng để bệnh nhân có tự tin vượt qua cơn bệnh hiểm nghèo. Các chiến sĩ cách mạng khi bị giặc bắt, tra tấn, giam cầm vô cùng đau đớn đã không để lộ sự thật hoạt động của tổ chức để bảo vệ cơ sở, bảo vệ đất nước.
    Vậy mà trong xã hội vẫn còn những kẽ gian dối, lừa lọc, thủ đoạn, cướp đi nhiều giá trị của cuộc sống. Muốn ngăn chặn điều đó chỉ còn cách mọi người phải trung thực với nhau.
    • Kết bài:
    Sống chung thực sẽ giúp con người nhận rõ ý nghĩa của cuộc sống này. Cách sống tốt đẹp ấy sẽ làm cho xã hội và chúng ta ngày càng đẹp hơn. Đặc biệt đới với lứa tuổi học sinh- những người chủ tương lai, rèn luyện tính trung thực là việc làm quan trọng và cần thiết.