Vĩnh biệt cửu trùng đài (Trích kịch: Vũ Như Tô) của Nguyễn Huy Tưởng

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Vĩnh biệt cửu trùng đài (Trích kịch: Vũ Như Tô) của Nguyễn Huy Tưởng

    02.jpg
    Vĩnh biệt cửu trùng đài (Trích kịch Vũ Như Tô)

    I. Tìm hiểu chung
    1. Tác giả

    Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) quê Bắc Ninh, là nhà văn có thiên hướng khai thác về đề tài lịch sử và có nhiều đóng góp về thể loại tiểu thuyết và kịch.

    2. Tác phẩm
    Xuất xứ: Đoạn trích thuộc hồi V của vờ kịch “Vũ Như Tô” – vở kịch viết 1941, gồm 5 hồi, viết về một sự kiện lịch sử xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516-1517, dưới thời vua Lê tương Dực.
    Chủ đề: Thông qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa người nghệ sĩ với nhân dân: đồng thời bày tỏ niềm cảm thông, trân trọng của tác giả đối với người nghệ sĩ tài năng, giàu khát vọng nhưng phải chịu số phận bi thương.

    Nôi dung chính.
    – Mâu thuẫn cơ bản của vử kịch biếu lộ qua đoan trích.
    – Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị thối nát, xa hoa, trụy lạc với nhân dân đau khổ, lầm than.
    – Mâu thuẫn giữa lí tưởng và khát vọng nghệ thuật cao đẹp, thuần túy của người nghệ sĩ với lợi ích trực tiếp, thiết thực cùa nhân dân
    ⇒ Đây là mâu thuẫn dẫn đến cái chết của Vũ Như Tô và Đan Thiềm.

    Tóm tắt:

    Biết tin có biến loạn, Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô đi trốn nhưng không nghe vì tự tin mình “quang minh chính đại”, “không làm gì nên tội” và hi vọng ở chủ tướng An Hòa Hầu. Tình hình càng lúc càng nguy kịch: Lê Tương Dực bị giết, đại thần, hoàng hậu, cung nữ cũng bị vạ lây, Đan Thiềm bị bắt…Kinh thành điên đảo. Khi quân khởi loạn đốt Cữu Trùng Đài thành tro, Vũ Như Tô mới tỉnh ngộ. Ông trơ trọi, đau đớn vĩnh biệt Cữu Trùng Đài rồi bình thản bước ra pháp trường.
    Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra những vấn đề sâu sắc có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lý tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần túy muôn đời với lợi ích thiết thực và trực tiếp của nhân dân.
    Đoạn trích thể hiện những đặc sắc về nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng: ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao; dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khắc học tính cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắt và đẩy xung đột kịch đến cao trào.

    II. Tìm hiểu văn bản
    1. Những mâu thuẫn xung đột cơ bản của vỡ kịch:


    Mâu thuẫn thứ nhất: mâu thuẫn giữa nhân dân lao động khốn khổ làm than và bọn hôn quân bạo chúa cùng các phe cánh của chúng.
    Nguồn gốc: có từ hồi trước do chúa Lê Tương Dực nghe lời bọn tham quan gian thần xây Cữu Trùng Đài để phục vụ việc ăn chơi hưởng thụ, nhà vua đã đánh sưu cao thuế nặng bóc lột dân chúng, ra sức bắt thuế, tróc thợ từ dân lành, làm cho nhân dân vất vả, đói khát, chết vì bệnh dịch, tai nạn → Tương Dực không phải là một ông vua yêu nước, thương dân. Điều này tất yếu dẫn đến “loạn” và “biến”.
    Hồi V: mâu thuẫn trở thành cao trào và được giải quyết.
    Bạo chúa Lê Tương Dực bị Trịnh Sản giết.
    Đại thần Nguyễn Vũ tự sát.
    Thứ phi Kim Phượng và bọn cung nữ điều bị giết.
    Cữu Trùng Đài bị thiêu hủy tan tành.
    Giang sơn rơi vào tay bọn phản loạn
    Mâu thuẫn được giải quyết dức khoát theo quan điểm của nhân dân.
    Mâu thuẫn thứ hai: giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy cảu muôn đời và lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân.
    Vũ Như Tô là một kiến trúc sư thiên tài, đày hoài bảo và tâm huyết, khát khao được thể hiện tài năng tô điểm cho đời → Vũ Như Tô mượn uy quyền và tiền bạc cảu Lê Tương Dực để thực hiện hoài bão đó, vô tình gây nỗi khốn khổ cho dân.
    Khát vọng quá lớn đưa Vũ Như Tô đắm chìm trong ảo mộng: xây dựng cho đất nước một công trình nguy nga vĩ đại mà không nhìn thấy cần phải chăm lo cho đời sống thiết thực của nhân dân → mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm vì lý tưởng nghệ thuật của Vũ Như Tô không xuất phát từ lợi ích thiết thực của nhân dân.
    Vũ Như Tô rơi vào bi kịch: trở thành kẻ thù của nhân dân dù đang muốn cống hiến tài năng để đem lại niềm tự hào cho nhân dân. Nhưng Vũ Như Tô vẫn không nhận ra sai lầm của mình, vẫn đinh ninh là mình vô tội → Cữu Trùng Đìa bị đốt, Vũ Như Tô bị giết.

    2. Nhân vật Vũ Như Tô và Đan Thiềm

    Nhân vật Vũ Như Tô


    Là một kiến trúc sư tài ba “ngàn năm chưa dễ có một”, say mê sáng tạo cái đẹp. Vũ Như Tô có nhân cách cao cả, hoài bão lớn lao, nghệ sĩ chân chính, gắn bó với nhân dân, không khuất phục trước uy quyền, kiên quyết không chịu nhận xây Cữu Trùng Đài cho vua Lê Tương Dực. Đan Thiềm thuyết phục ông nhận lời xây một tòa lâu đài nguy nga tráng lệ, bền vững muôn đời để nhân dân ta nghìn thu hãnh diện.
    Lí tưởng chân chính, cao đẹp nhưng cao siêu xa rời đời sống của nhân dân lao động. Ông không nhận ra một thực tế: Cữu Trùng Đài xây bằng mồ hôi, nước mắt, xương máu cảu nhân dân. Ông nhất mực cho rằng mình không có tội mà chỉ có công, luôn tin vào việc làm chính đại quang minh của mình.
    Sự thật phơi bày: Vũ Như Tô và Đan Thiềm bị bắt, Cữu Trùng Đài bị đập phá thiêu hủy, ông bừng tỉnh kêu lên: “ôi mộng lớn! Ôi Đan Thềm! Ôi Cữu Trùng Đài” → vỡ mộng, đau đớn, não nùng. Tiếng kêu dồn dập vang lên, nỗi đau mất mát hòa nhập vào nhau tạo thành nỗi đau bi tráng.
    Khát vọng, đam mê sáng tạo nghệ thuật của ông xuất phát từ thiên chức của nghệ sĩ chân chính, nhưng chưa đúng vì đặt nhầm chỗ, vì xa rời thực tiễn, vì lợi dụng giai cấp cầm quyền tàn bạo để thực hiện mục đích chân chính của mình → ông thất bại phải trả giá bằng chính sinh mạng của mình.

    => Qua nhân vật này, nhà văn đã đặt vấn đề về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống; giữa khát vọng nghệ thuật muôn đời với lợi ích của nhân dân.

    Nhân vật Đan Thềm

    Là người đam mê cái tài hoa siêu việt của người sáng tạo ra cái đẹp. Đam Thiềm luôn khích lệ Vũ Như Tô xây dựng Cữu Trùng Đài như một công trình nghệ thuật đồ sộ để lại cho đất nước.
    Là người luôn tinh táo, sáng suốt, thức thời, biết thích ứng với hoàn cảnh. Đan Thiềm biết chắc Cữu Trùng Đài không thành, tìm cách bảo vệ an dương vương toàn tính mạng cho Vũ Như Tô, khuyên Vũ Như Tô bỏ trốn. Đan Thềm đau đớn buông lời vĩnh biệt: “ông cả! đài lớn tan tành! Ông Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt”. Bi kịch của Đan Thiềm là nỗi đau không cứu được người tài, không bảo vệ được cái đẹp.
    Ở hồi cuối: Cả Vũ Như Tô và Đan Thiềm đều lâm vào trạng thái khủng hoàng với nỗi đau: sự vỡ mộng thê thảm. Vở kịch kết thúc bằng tiếng kêu bi thiết, não nùng, đau đớn, khắc khoải của Vũ Như Tô gợi sự xúc động cho người đọc.
    Bệnh Đan Thềm: bệnh mê đắm cái đẹp, cái tài. Có tấm lòng biệt nhỡn liên tài → thuyết phục Vũ Như Tô mượn tay Lê Tương Dực để xây Cữu Trùng Đài => sống chết hết mình cái tài cái đẹp.
    Bi kịch của Vũ Như Tô thức tỉnh ý thức của chúng ta về vấn đề muôn thuở: mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống – nghệ thuật phải vị nhân sinh thì nghệ thuật mới tồn tại và được nhân dân tôn thờ, nâng niu, bảo vệ.
    • Nghệ thuật
    – Đoạn trích đã thể hiện một ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao.
    – Cách dẫn dắt các xung đột kịch thể hiện tích cách, tâm trạng nhân vật thông qua ngôn ngữ và hành động rất thành công.
    – Các lớp kịch ngắn, thay đổi liên tục, lời thoại gấp gáp, các tiếng reo, tiếng thét…tạo một không gian bạo lực kinh hoàng đến chóng mặt.
    – Việc đặt nhân vật trong không gian cung cấm vơi các tên đất, tên người cụ thể ít nhiều có yếu tố sử sách làm cho vỡ kịch hoành tráng, có không khí lịch sử.
    – Cảm thông với bi kịch của Vũ Như Tô, trân trọng tài năng, hoài bão của người nghệ sĩ khao khát sáng tạo vẻ đẹp, bày tỏ lòng cảm mến với những người biết yêu quý, trân trọng cái đẹp và tài năng.
    – Tác giả không hoàn toàn ca ngợi Vũ Như Tô và những người nghệ sĩ chỉ biết đến quyền lợi nghệ thuật của cá nhân mà thiếu đi quan điểm nhân dân.
    • Câu hỏi luyện tập:
    1. Hãy nêu mâu thuẫn cơ bản của vỡ kịch Vũ Như Tô?
    2. Vũ Như Tô là người như thế nào?
    3. Tại sao Vũ Như Tô bị giết?
    4. Tại sao lại gọi là bệnh Đan Thiềm?
    5. Bi kịch Vũ Như Tô thức tỉnh chúng ta điều gì?
    6. Theo anh/chị những yếu tố nào tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ này?