Rau chân vịt, hay còn gọi là cải bó xôi, rau bina không chỉ là loại rau tốt cho sức khỏe, mà còn là một vị thuốc. Rau chân vịt chứa nhiều vitamin thiết yếu đối với cơ thể như: A, K, D, E và một loạt các khoáng chất, là một nguồn axit béo thực vật omega 3 dồi dào. Các nhà nghiên cứu đã xác định được hơn 10 hợp chất flavonoid khác nhau trong rau chân vịt có chức năng như chất chống viêm và chống ung thư, ăn rau chân vịt có thể hạn chế được nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt. Và còn rất nhiều tác dụng khác của rau chân vịt mà có thể bạn chưa biết. Cùng mình chia sẻ ngay 10 tác dụng của rau chân vịt có thể bạn chưa biết tới sau đây nhé! 10 tác dụng của rau chân vịt có thể bạn chưa biết tới Là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe và làm đẹp Rau chân vịt, hay còn gọi là cải bó xôi, rau bina không chỉ là loại rau tốt cho sức khỏe, mà còn là một vị thuốc. Rau chân vịt chứa nhiều vitamin thiết yếu đối với cơ thể như: A, K, D, E và một loạt các khoáng chất, là một nguồn axit béo thực vật omega 3 dồi dào. Rau chân vịt được xếp vào loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các khoáng tố. Hàm lượng magie trong rau chân vịt đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường chức năng của hệ thần kinh và cơ bắp. Ngoài ra, thực phẩm này cũng rất tốt cho hệ miễn dịch. Với hàm lượng sắt và folate dồi dào, rau chân vịt rất tốt cho cả phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú. Rau chân vịt cũng chứa kẽm, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất insulin trong cơ thể, trực tiếp điều hòa lượng glucose. Kẽm cũng có tác dụng loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Nhờ chứa hàm lượng cao axít folic và các chất chống oxy hóa nên nước ép rau chân vịt rất tốt cho da. Kết hợp rau chân vịt cùng với các loại rau xanh khác trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp bạn trị mụn trứng cá và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa. 2. Chống viêm và chống ung thư Các nhà nghiên cứu đã xác định được hơn 10 hợp chất flavonoid khác nhau trong rau chân vịt có chức năng như chất chống viêm và chống ung thư, các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng ăn rau chân vịt có thể hạn chế được nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt. 3. Rau chân vịt là thực phẩm hàng đầu giúp xương chắc khỏe Một chén rau chân vịt tươi (hoặc 1/6 cốc rau chân vịt nấu chín) chứa hai lần nhu cầu vitamin K hàng ngày của bạn. Vitamin K cùng với canxi và magiê có trong rau chân vịt giúp bạn có hệ xương chắc khỏe nhờ hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi. Canxi có vai trò đặc biệt quan trọng đối với xương khớp, đặc biệt là với sự phát triển của trẻ nhỏ. Canxi là một dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của xương, hỗ trợ tăng trưởng chiều cao của chúng ta trong quá trình phát triển và trưởng thành. Canxi còn là một dưỡng chất quan trọng duy trì sự chắc khỏe của xương. Nếu trẻ bị thiếu canxi sẽ chậm lớn, hạn chế chiều cao, còi xương hoặc xương bị biến dạng. Giai đoạn quan trọng cần bổ sung canxi đó chính là độ tuổi từ 7 – 9 và 13 – 16 tuổi. Mỗi ngày cần bổ sung đủ 1000mg để cơ thể phát triển khỏe mạnh. Thiếu hút canxi còn khiến cơ thể lấy canxi từ xương vào máu từ đó dẫn đến tình trạng loãng xương. Uống nước ép chân vịt còn có tác dụng chống sưng, viêm, tốt cho những người mắc bệnh như viêm khớp hay loãng xương. 4. Tốt cho răng, chống chảy máu lợi Ăn rau chân vịt rất tốt cho sức khỏe răng miệng. Rau chân vịt có hàm lượng cao vitamin C. Thường xuyên uống nước ép rau chân vịt có thể giúp giảm tình trạng chảy máu lợi và tăng cường miễn dịch, chống lại bệnh cảm lạnh và bệnh cúm. 5. Điều trị bệnh thiếu máu Rau chân vịt giàu chất sắt có tác dụng hỗ trợ tạo hồng cầu và giảm tình trạng thiếu máu. Sắt là chất cần thiết để sản xuất hemoglobin, do đó bạn không thể bỏ qua một chế độ ăn uống giàu chất sắt. Sắt có nhiều trong các loại đậu, thịt đỏ, rau lá xanh, nho khô và mận khô, lòng đỏ trứng, rau bina,…Nước ép rau chân vịt kết hợp với cà rốt có thể giúp chống lại các rối loạn do thiếu máu ở phụ nữ. 6. Tốt cho tim mạch Để chữa các bệnh liên quan đến tim mạch như xơ vữa động mạch, đái tháo đường luôn cần những dưỡng chất có ích để hòa tan nước và chất béo vón cục trong thành mạch máu. Hai loại vitamin C và vitamin A tập trung nhiều trong cải bó xôi lại có thể làm nên những kỳ tích này. Ngoài ra cải bó xôi còn có nhiều tác dụng khác như giảm hen suyễn, quáng gà, đục thủy tinh thể, viêm gan, đau đầu, đau mắt, viêm đau khớp, nóng trong người, rụng tóc, táo bón ở người già, viêm đường tiết niệu, mỡ máu cao… 7. Cải thiện hệ tiêu hóa Nhờ chứa hàm lượng chất xơ cao nên nước ép rau chân vịt giúp giảm chứng táo bón mạn tính và các rối loạn tiêu hóa. Loại nước ép này cũng tốt cho người bị loét dạ dày, viêm đại tràng và cải thiện hệ miễn dịch. 8. Tốt cho mắt Uống nước cà rốt hay nước rau chân vịt đều có tác dụng chữa một số bệnh về mắt, ăn rau chân vịt có tác dụng tốt cho sức khỏe thị lực, đặc biệt là bệnh đục thủy tinh thể. Các carotenoid được tìm thấy trong rau chân vịt bảo vệ mắt khỏi các bệnh như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. 9. Hạn chế béo phì Các khoáng chất trong rau chân vịt giúp kiềm hóa, cân bằng chế độ ăn uống axit cao. Một chế độ ăn uống giàu tính axit có thể gây ra béo phì và các chứng bệnh khác. Rau chân vịt cũng là thực phẩm trong danh sách ăn kiêng của các chị em bởi vì bởi vì trong rau bina có chứa hàm lượng calo thấp, thích hợp cho những ai muốn giảm cân. Lưu ý: Rau chân vịt chứa nhiều axit oxalic do vậy nếu bạn mắc các bệnh về thận thì không nên ăn quá nhiều rau chân vịt. Tránh ăn rau chân vịt với hải sản vì nó có thể làm giảm đi tình trạng hấp thụ của một số chất có trong hải sản như kẽm và canxi.