6 việc làm ngớ ngẩn khiến bạn nhận “điểm trừ” trong mắt sếp

  1. Tác giả: LTTK CTV16
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Là nhân viên, hầu hết ai cũng cho rằng làm việc nhất nhất theo ý sếp hoặc mọi chuyện đều phải hỏi ý kiến, báo cáo với sếp là đúng đắn và được đánh giá cao. Nhưng có 6 việc làm ngớ ngẩn khiến bạn nhận “điểm trừ” trong mắt sếp mà có thể đến hiện tại bạn vẫn chưa nhận ra đó nhé. Cùng xem những việc đó là gì nào?

    [​IMG]

    • Không kiềm chế được cảm xúc
    Việc không kìm chế được cảm xúc được coi là một trong những việc khiến sếp “phát ngán” bạn nhất. Bạn thử nghĩ mà xem, hàng ngày, sếp bù đầu với những câu việc lớn, vậy mà bạn còn khiến sếp phải bận tâm với những lời kể lể, trách tội đồng nghiệp hay một email dài lê thê thanh minh về oan ức của bạn nữa ư? Và sẽ như thế nào, nếu như mỗi khi có vấn đề gì xảy ra, dù chỉ là hơi ức chế một chút, đã khiến bạn nước mắt ngắn, nước mắt dài? Sẽ có cảm giác gì khi mỗi lần có trên 1 việc là bạn dễ dàng bị cáu bẳn và mất kiểm soát cảm xúc?
    Quả thực là rất mệt mỏi phải không? Và sếp bạn cũng sẽ cảm thấy phiền hơn như thế nữa. Vì vậy, thay vì mất bình tĩnh, xả stress một loạt ra, bạn hãy học cách kiềm chế, vì 1 giờ hoặc vài giờ sau đó là bạn sẽ bình tĩnh lại, và có thể giải quyết mọi việc một cách khá dễ dàng và nhìn khách quan hơn nhiều đấy!

    [​IMG]

    • Không chủ đông và sáng tạo
    Việc gì bạn cũng ỷ lại vào sếp và mọi việc bạn cần có xác nhận của sếp để làm việc được “an toàn”. Bạn chỉ như 1 cỗ máy và hoàn toàn không linh động trong mọi trường hợp. Bạn luôn luôn hỏi sếp những câu hỏi mà bạn cảm thấy không đủ tự tin để giải quyết vấn đề, nên cần có sự ủng hộ của sếp để ra quyết định cho an toàn.

    [​IMG]

    Những điều này sẽ khiến sếp của bạn đánh giá rất thấp khả năng của bạn vì họ thấy rằng về cơ bản thì bạn không đánh giá được thực lực của mình, không đủ tự tin để giải quyết vấn đề. Họ thuê bạn về để san sẻ công việc và nỗi lo cho họ, nhưng hiệu quả mà bạn mang lại không lớn vì bất kỳ việc gì bạn cũng ỷ lai vào quyết định của sếp chứ không chủ động đưa ra quyết định. Một nhà quản lý nhận xét rằng “Các nhân viên thường đến gặp tôi với những vấn đề khó khăn và mong chờ tôi đưa ra một giải pháp. Đúng là họ chẳng chịu động não gì cả!”. Vì vậy, đừng mang “khó khăn” đến cho sếp mà không có đề xuất giải quyết nào. Sếp đánh giá thấp những nhân viên lười “động não” lúc nào cũng chỉ mang chuyện khó khăn đến với ông ta mà chẳng chịu suy nghĩ hướng giải quyết. Bạn sẽ tạo ấn tượng tốt với sếp nếu bạn đến với những vấn đề thực sự khó khăn và đưa ra đề xuất giải quyết hợp lý. Bạn cũng đừng nghĩ rằng làm việc chăm chỉ theo đường hướng định sẵn sẽ được sếp trọng vọng. Bí quyết của những người được sếp đánh giá cao và thăng tiến là những người biết tiên phong đề ra những cải tiến mới. Sếp sẽ không chỉ khen ngợi những sáng kiến của họ, mà còn khâm phục tính chủ động của họ trong việc biến “điều không thể” thành “điều có thể”.
    Đừng bao giờ là người luôn nói “Tôi đồng ý” với ý kiến của mọi người và chẳng bao giờ đưa ra được ý kiến nào có giá trị. Hãy khẳng định chính kiến của bạn qua những phản hồi có giá trị. Để nêu được phản hồi có giá trị, bạn cần đào sâu tìm hiểu vấn đề cần giải quyết, nhờ đó bạn có thể tăng cường kiến thức của bạn. Hãy nhớ sếp đánh giá cao những nhân viên có lập trường quan điểm vững chắc.
    • Lấy lý do (bao biện)
    Bạn thử tính xem sếp của bạn có bao nhiêu nhân viên? Và nếu cứ mỗi lần có vấn đề xảy ra, tất cả bọn họ đều đưa ra lý do để “bào chữa” cho sai lầm đó thì sẽ như thế nào? Thay vì đưa ra lý do, hãy biết cách nhận lỗi và sửa đổi sai lầm để cải thiện vấn đề. Sếp sẽ đánh giá rất cao nếu bạn biết thừa nhận sai lầm của mình và có hướng giải quyết cụ thể bằng cách tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân dẫn đến sai lầm và tìm ra phương án giải quyết.
    Đừng nói dối hay lấy lý do để bao biện cho hành động sai trái của bạn, vì bạn không thể qua mắt được sếp, một người quá từng trải và dày kinh nghiệm.

    [​IMG]

    • Ngại khó, ngại khổ và cái gì cũng rạch ròi “trách nhiệm”
    Bạn luôn tính toán từng li, từng tý về việc bạn phải làm cái này, không phải làm cái kia hay cái đó không phải “trách nhiệm” của bạn nên bạn tìm cách trách né. Bạn không bao giờ sẵn lòng đụng vào bất cứ việc gì khác ngoài chuyên môn của mình, trừ khi bạn trả thêm cho họ. Nhưng bạn lại quên mất một điều rằng, bản thân cũng đang hưởng nhiều phúc lợi từ công ty mà không hề được đề cập trong hợp đồng. Nếu mỗi khi sếp yêu cầu làm việc gì khác ngoài chuyên môn và bạn tỏ ra khó chịu, miễn cưỡng hoặc từ chối, khả năng rất cao là một ngày không xa ông ấy sẽ tìm về một người khác có tinh thần hợp tác hơn để thế chỗ bạn. Mà người sẵn sàng làm công việc đó của bạn ngoài bạn còn rất nhiều người.
    Khi bạn giao viêc nhà cho đứa em mà nó cứ luôn trả lời “không biết làm”, “em chưa làm bao giờ’, “em chưa được dạy mà”… thì bạn sẽ cảm thấy thế nào? Thấy nó không hề có tinh thần làm việc mà bạn giao, không có tinh thần hợp tác hay học hỏi ngược lại còn tìm cách tránh né phải không? Trong công ty, nếu bạn cũng trả lời sếp như vậy thì sếp sẽ đánh giá bạn rất thấp và hẳn rồi, sếp sẽ sớm tìm người thay thế bạn.

    [​IMG]

    • Mắc những thói quen xấu trong văn phòng
    Các bạn đã biết nó là những thói quen nào chưa? Xem tại đây và rút kinh nghiệm cho mình nhé: Những thói quen cần tránh của dân văn phòng

    [​IMG]

    • Luôn nói những câu sau với sếp
    -Tôi không thể/Đó không phải phần việc của tôi/ Tôi không biết/ Tôi đang bận quá/ Tôi sẽ cố/ Tôi đã cố hết sức rồi/ Tôi sẽ nghỉ việc/ Tôi không thể làm được.
    -Tôi được lợi gì từ việc này?
    -Tôi chỉ nói đùa vậy/ Tôi chỉ đùa thôi/ Tôi chỉ giả định vậy thôi/ Đó không phải lỗi của tôi/ Việc này không phải lỗi của tôi mà là của…
    -Tôi đã thử cách này trước đây rồi/ Sếp cũ đã làm thế rồi/ Công ty trước của tôi đã làm trước rồi.
    -Tôi chán/ Tôi không thể làm việc cùng…/ Anh ta, cô ta không biết làm việc/ Tại sao cô ta được còn tôi thì không?/ Tại sao sếp luôn luôn bênh cô ta?
    -Tôi sẽ nói chuyện này với sếp tổng.