Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên - Lịch sử 8

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    I. Sự biến đổi về kinh tế xã hội Tây Âu trong thế kỷ XV-XVII. Cách mạng Hà Lan thế kỷ XVI

    1. Một nền sản xuất mới ra đời

    • Các công trường thủ công như xưởng dệt vải, luyện kim, nấu đường có thuê mướn nhân công
    • Các trung tâm sản xuất và buôn bán, các ngân hàng được thành lập.
    • Hai giai cấp mới xuất hiện: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản .
    • Nảy sinh mâu thuẫn mới: Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân .
    2. Cách mạng Hà Lan thế kỷ XVI

    • Phong kiến Tây Ban Nha kìm hãm sự phát triển của Chủ nghĩa Tư bản ở Nê-đec-lan.
    Niên đạiSự kiện
    Từ thế kỷ XIITây Ban Nha thống trị ngăn cản sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Nê-déc-lan
    8-1566Cuộc đấu tranh bị đàn áp đẫm máu
    1581Các tỉnh Bắc Nê déc len thành lập nước Cộng hòa – Các tỉnh Liên hiệp – sau gọi là Hà Lan
    1648Hà Lan độc lập
    Ý nghĩaLà cuộc cách mạng tư sản đầu tiên dưới hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc , tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển
    • Nhân dân Nê-đec-lan nhiều lần nổi dậy chống lại. Kết quả là Hà Lan được độc lập.
    • Cách mạng Hà Lan là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.
    II. Cách mạng tư sản Anh

    1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh

    • Vùng Đông Nam, quan hệ tư bản chủ nghĩa phát triển nhất:
    • Nhiều công trường thủ công...phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.
    • Nhiều trung tâm lớn về công nghiệp, thương mại, tài chánh- Luân Đôn
    • Những phát minh mới về kỹ thuật, tổ chức lao động hợp lý nên năng xuất tăng
    • Số đông địa chủ là quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh tư bản chủ nghĩa, họ đuổi nông dân → phong trào rào đất cướp ruộng ,họ trở thành tầng lớp xã hội mới ra đời có thế lực về kinh tế; nông dân nghèo khổ, kéo ra thành thị làm thuê, hay di cư ra nước ngoài
    • Những mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản + quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế lẫn tới cuộc cách mạng lật đổ phong kiến, xác lập quan hệ Tư bản chủ nghĩa
    • Hãy quan sát lược đồ kinh tế Anh trước cách mạng, lược đồ cuộc nội chiến ở Anh, và giải thích tại sao vùng ủng hộ Quốc hội là vùng Đông–Nam có trung tâm là Luân Đôn? (Có kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Nhiều công trường thủ công...phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. nhiều trung tâm lớn về công nghiệp, thương mại, tài chánh- Luân Đôn)
    • Tóm lại
      • Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển (miền Đông Nam)
      • Xã hội xuất hiện tầng lớp quý tộc mới và tư sản
      • Những mâu thuẫn gay gắt dẫn tới cuộc cách mạng lật đổ phong kiến, xác lập quan hệ Tư bản chủ nghĩa
    2. Tiến trình của cách mạng

    • Giai đoạn 1 : 1642-1648:nội chiến bắt đầu
    • Giai đọan 2: 1649-1688: 30-1-1649 : Sạc lơ I bị xử tử, Anh là nước Cộng hòa, CM đạt đến đỉnh cao
    • Niên biểu Cách mạng tư sản Anh
      • 1640: Vua triệu tập quốc hội, quốc hội tố cáo vua, nhân dân ủng hộ quốc hội
      • 8-1642: nội chiến bùng nổ
      • 1648: quân đội nhà vua thất bại, nội chiến kết thúc
      • 30-1-1649: Sạc lơ I bị xử tử, Anh là nước Cộng hòa, cách mạng đạt đến đỉnh cao
      • 12-1688: phế truất vua Giêm II, Anh là nước quân chủ lập Hiến
    3. Ý nghĩa

    • Chế độ tư bản chủ nghĩa được xác lập.
    • Kinh tế tư bản phát triển.
    • Thoát khỏi sự thống trị của phong kiến.
    • Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để
    → Vì vẫn còn ngôi vua. Mặt khác cách mạng chỉ đáp ứng quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới, nhân dân không được hưởng quyền lợi gì.
    III. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

    1. Tình hình các thuộc địa, nguyên nhân của chiến tranh

    a. Tình hình
    • Vị trí: Nằm ven bờ Đại Tây Dương."Đây là vùng đốt phì nhiêu, giàu tài nguyên, quê hương lâu đời của người In-đi-an (thổ dán da đỏ). Trong hai thế kỉ XVII - XVIII, thực dân Anh đã tiêu diệt hoặc dồn người ln-đi-an vào vùng đất phía tây xa xôi Họ bắt người da đen ở châu Phi đưa sang làm nô lệ để khai khẩn đất hoang, lập đồn điền."
    • Tiềm năng: Dồi dào.
    • Nền kinh tế thuộc địa của chủ nghĩa Tư bản phát ttiển nhanh chóng nhưng bị tục dân Anh kìm hãm bằng những chính sách vô lí (Thuế, độc quyền buôn bán…)
      • Thực dân Anh kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế thuộc địa
      • Muốn kinh tế thuộc địa gắn chặt và phụ thuộc vào chính quốc để dể bề cai trị.
      • Muốn thoát khỏi sự thống trị của thực dân Anh, mở đường cho nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa phát triển ở thuộc địa.
    b. Nguyên nhân
    • Nguyên nhân gián tiếp: Mâu thuẩn giữa nhân dân thuộc địa với thực dân Anh gay gắt, cách mang bùng nổ.
    • Nguyên nhân trược tiếp: Sự kiện “chè Bô-xtơn’ đã thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh ở Bắc Mĩ.
    2. Diễn biến cuộc chiến tranh

    • 12/1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh để phản đối chế độ thu thuế. Đáp lại, thực dán Anh đã ra lệnh đóng cửa cảng.
    • 1774, đại biểu các thuộc địa đã họp Hội nghị lục địa ờ Phi-la-đen-phi-a. yêu cầu vua Anh phải xóa bỏ các luật cấm vô lí. nhưng không đạt kết quả.
    • 4/1775, cuộc chiến tranh bùng nổ. Nhờ có sự lãnh đạo tài giỏi của Gioóc-si-ơ Oa-sinh-tơn, quân thuộc địa đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng.
    • 4/7/1776, bản Tuyên ngôn Độc lập được công bố, xác định quyền của con người và quyền độc lập của 13 thuộc địa. Nhưng thực dân Anh không chấp nhận và cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn.
    • 10/1777, quân 13 thuộc địa giành thắng lợi lớn ờ Xa-ra-tô-ga, làm quân Anh suy yếu. Năm 1783, thực dân Anh phải kí Hiệp ước Véc-xai, công nhận nền độc lập của các thuộc địa. Cuộc chiến tranh kết thúc
    3. Kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ

    a. Kết quả
    • Thoát khỏi sự thống trị của thực dân Anh, giành độc lập → Nhà nước tư sản mới ra đời: Mĩ (Hoa Kì)
    • 1787 ban hành hiến pháp
    • Hạn chế quyền dân chủ
    b. Ý nghĩa: Là cuộc cách mạng Tư sản thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc mở đường cho chủ nghĩa Tư bản phát triển.