Tóm tắt lý thuyết I. Trung Quốc bị các nước đế quốc sâu xé (Hình ảnh các nước đế quốc chia Trung Quốc như 1 chiếc bánh) Trung Quốc là thị trường rộng lớn đông dân, giàu tài nguyên khóang sản, chính quyên Mãn Thanh lại suy yếu mục nát. Năm 1840-1842 thực dân Anh tiến hành “Chiến tranh thuốc phiện” mở đầu cho phương Tây xâm lược Trung Quốc. ♦ Các khu vực xâm chiếm của các nước đế quốc Trung quốc cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XXNước đế quốc xâm chiếmKhu vực bị xâm chiếmĐế quốc ĐứcSơn ĐôngĐế quốc AnhChâu thổ Dương TửPhápVân NamNga- NhậtĐông BắcII. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc: 1840-1842: chống lại sự xâm lược của Anh “Chiên tranh thuốc phiện” 1851-1864: phong trào Thái bình Thiên Quốc. 1898: vận động Duy Tân của Khang Hữu Vi - Lương Khải Siêu – Vua Quang Tự, nhưng thất bại vì lực lượng Duy Tân quá yếu. 1899-1900: Nghĩa Hòa Đoàn 8-1905: Tôn Trung Sơn lập Trung Quốc Đồng Minh Hội chính đảng thực sự của giai cấp tư sản. 1911: Cách mạng Tân Hợi Diễn biến của phong trào Nghĩa Hòa Đoàn 1899-1900: Bùng nổ ở Sơn Đông lan rộng sang Sơn tây và Đông Bắc. Tiến đánh sứ quán Bắc Kinh. Liên quân 8 nước là Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nga, Nhật, Áo Hung, Italia tiến vào Bắc kinh đàn áp phong trào. Nghĩa Hòa Đòan anh dũng chiến đấu nhưng thất bại. Lý do thất bại: thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí và do sự cấu kết của triều đình Mãn Thanh với đế quốc. (Lược đồ phong trào Nghĩa Hòa Đoàn) III. Cách mạng Tân Hợi 1911 1. Chủ trương Tôn Trung Sơn lãnh đạo cách mạng Tân Hợi lật đổ nền quân chủ Mãn Thanh và thiết lập Trung Hoa dân quốc. 8-1905 ông thành lập Trung Quốc Đồng Minh Hội. Học thuyết Tam Dân:”Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc”. Nhằm đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân Quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất. 2. Diễn biến Cách mạng Tân Hợi 1911-1912 (Lược đồ Cách mạng Tân Hợi) Dưới sự lãnh đạo của Đồng minh Hội, ngày 10-10-1911 khởi nghĩa vũ trang bùng nổ và thắng lợi ở Vũ Xương. Lan rộng sang các tỉnh miền Nam, tiến lên miền Bắc. Ngày 29-12-1911 chính phủ lâm thời thành lập ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc, cách mạng kết thúc 2-1912 3. Kết quả Là cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế. Thành lập chế độ Cộng Hòa, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Trung Quốc. Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á Hạn chế: Cách mạng tư sản không triệt để Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc Không tích cực chống phong kiến Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân Thất bại do: thực lực và thế lực của giai cấp tư sản còn quá yếu, trong khi thế lực bảo thủ phong kiến còn rất mạnh.