Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX - Lịch sử 8

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á

    • Nguyên nhân đế quốc phương Tây xâm lược Đông Nam Á:
      • Có vị trí địa lý quan trọng,nằm trên đường giao thông từ Bắc xuống nam, từ Đông sang Tây.
      • Giàu tài nguyên: lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khóang sản.
      • Có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
      • Chế độ phong kiến cầm quyền đang suy yếu.
    • Các khu vực xâm chiếm của các nước đế quốc:
      • Anh chiếm Mã lai, Miến Điện.
      • Pháp chiếm Việt Nam, Lào; Cam-pu-chia.
      • Hà Lan: chiếm In-đô-nê-xi-a
      • Tây Ban Nha chiếm Phi-líp-pin.
      • Bồ Đào Nha chiếm Đông Ti-mo.
      • Xiêm thoát khỏi tình trạng thuộc địa.
    2. Phong tào giải phóng dân tộc

    • Trong khi chính quyền phong kiến các nước đầu hàng, cuộc đấu tranh của nhân dân thất bại do thiếu tổ chức và thiếu lãnh đạo chặt chẽ, phương Tây thi hành chính sách hà khắc.
    • Chính sách thuộc địa của phương Tây có những điểm chung:
      • Vơ vét tài nguyên đưa về chính quốc.
      • Không mở mang công nghiệp ở thuộc địa.
      • Tăng các loại thuế; mở đồn điền, bắt lính.
      • Đàn áp phong trào yêu nước.
    • Lập niên biểu cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
    Tên nướcNiên đạiSự kiện
    In-đô-nê-xi-a1905Công đoàn thành lập, truyền bá chủ nghĩa Mác
    1908Hội công nhân liên hiệp In-đô-nê-xi-a ra đời
    5-1920Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a thành lập
    Phi-líp-pin1896-1898Cách mạng chống Tây Ban Nha, Cộng Hòa Phi-líp-pin ra đời; sau bị Mỹ thôn tính.
    Cam-pu-chia1863-1866Cuộc khởi nghĩa ở Ta keo do A-cha Xoa lãnh đạo lập căn cứ Bảy núi ở Châu Đốc, liên kết với Thiên Hộ Dương.
    1866-1867Pu côm bô xây dựng căn Tây Ninh liên kết với Trương Quyền-Thiên Hộ Dương.
    Lào1901-1907Nhân dân Xa-van-na-khét nổi dậy do Pha-ca-đuốc lãnh đạo
    Khởi nghĩa tại Bô-lô-ven lan sang Việt Nam.
    Miến Điện1885Chống Anh bị thất bại.
    Việt Nam1844-1913Phong trào diễn ra sôi nổi bên cạnh phong trào Cần Vương.
    Phong tào nông dân Yên Thế.
    • Nhận xét:
      • Phát triển liên tục, rộng khắp.
      • Chiến đấu anh dũng.
      • Lực lượng đông đảo công nhân và nông dân.
      • Cuối cùng thất bại vì chưa có đường lối cứu nước đúng đắn.
      • Nhân dân 3 nước Đông Dương đoàn kết chống Pháp.