Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo - GDCD 8

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    A. Kiến thức trọng tâm
    I. Đặt vấn đề



    1. Tình huống: sgk



    2. Truyện đọc: “Ngôi nhà không hoàn hảo”.

    Gợi ý trả lời câu hỏi:

    a) Qua truyện đọc “ngôi nhà không hoàn hảo” em có suy nghĩ gì về thái độ tôn trọng kỉ luật lao động trước đó và trong quá trình làm ngôi nhà cuối cùng của người thợ mộc?

    - Thái độ lao động trước đây của người thợ mộc:

    • Tận tụy
    • Tự giác
    • Thực hiện nghiêm túc quy trình kĩ thuật sản xuất
    • Thành quả lao động hoàn hảo, ông được mọi người rất kinh trọng
    - Thái độ lao động khi làm ngôi nhà cuối cùng:

    • Không dành hết tâm trí cho công việc
    • Bỏ qua những quy định cơ bản của kĩ thuật lao động nghề nghiệp.
    • Làm việc với đôi bàn tay mệt mỏi, không còn khéo léo.
    • Sử dụng vật liệu cẩu thả
    • Mọi quy trình kĩ thuật không đảm bảo


    b) Hậu quả của việc thiếu tự giác, không thường xuyên rèn luyện, thực hiện kỉ luật lao động mà người thợ mộc phải gánh chịu là gì?

    • Ông phải tự hổ thẹn với những việc làm của mình
    • Ông phải sống trong ngôi nhà không hoàn hảo do chính mình làm


    II. Nội dung bài học:

    * Khái niệm:

    • Lao động tự giác là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải đo áp lực từ bên ngoài.
    • Lao động sáng tạo là trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động.
    * Biểu hiện:

    • Chủ động làm việc, không cần ai nhắc nhở.
    • Luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới.
    • Tìm mọi cách giải quyết tối ưu để nâng cao chất lượng hiệu quả công việc
    * Ý nghĩa:

    • Giúp tiếp thu kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục,
    • Phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân sẽ được hoàn thiện,
    • Phát triển không ngừng chất lượng, hiệu quả học tập, lao động sẽ ngày càng được nâng cao.
    * Rèn luyện: Học sinh phải rèn luyện lao động tự giác và lao động sáng tạo trong học tập.

    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
    Câu 1: Hãy nêu những ví dụ biểu hiện lao động tự giác và sáng tạo (hoặc lao động thiếu tự giác, thiếu sáng tạo) trong xã hội mà em biết.

    Hướng dẫn giải:
    - Những biểu hiện lao động tự giác là sáng tạo:

    • Tự giác học tập, làm bài tập.
    • Thực hiện tốt nội quy của lớp, của trường.
    • Có kế hoạch rèn luyện của bản thân.
    • Có suy nghĩ cải tiến phương pháp học tập, lao động.
    • Nghiêm khắc sửa chữa sai lầm.
    - Những biểu hiện không tự giác, thiếu sáng tạo:

    • Có lối sống tự do, cá nhân, cẩu thả.
    • Ngại khó, ngại khổ.
    • Lười suy nghĩ, gặp chăng hay chớ.
    • Thiếu trách nhiệm với bản thân xã hội, gia đình.
    Câu 2: Hãy nêu những tác hại của sự thiếu tự giác trong học tập.

    Hướng dẫn giải:
    • Thiếu tự giác trong học tập sẽ đem lại kết quả học tập kém
    • Sống ỷ lại vào bố mẹ,
    • Bản thân sẽ trỏ thành con người lười biếng, cẩu thả, tuỳ tiện.
    • Mọi người sẽ không tôn trọng, uy tín cá nhân giảm sút.
    Câu 3: Hãy nêu những hậu quả của việc học tập thiếu sáng tạo.

    Hướng dẫn giải:
    • Học tập thiếu sáng tạo sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, chất lượng học tập sẽ không được nâng cao.
    • Bản thân không thể hoàn thiện và phát triển được phẩm chất và năng lực cá nhân của mình.
    • Luôn ỉ lại vào sách giải, bạn bè hoặc thầy cô
    • Tư duy chậm phát triển
    Câu 4: Có quan điểm cho rằng: Chỉ có thể rèn luyện được tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức ; còn sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ, do bẩm sinh di truyền mà có.

    Em có đồng ý với quan điểm đó không ? Tại sao ?
    Hướng dẫn giải:
    Em không đồng ý với quan điểm đó.

    Vì sự sáng tạo trong học tập, trong lao động và các hoạt động khác cũng phải từ sự rèn luyện trong học tập lao động và bản thân tự tìm tòi, rút kinh nghiệm những gì đã làm để từ đó sáng tạo ra những cái mới, phương pháp mới, tất nhiên tố chất trí tuệ, yếu tố bẩm sinh di truyền là rất quan trọng.