Bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 - Lịch sử 12

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    I. Những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau năm 1945
    1. Sự xác lập của trật tự hai cực Ianta do Xô - Mĩ đứng đầu đã chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế nửa sau thế kỉ XX.

    2. Chủ nghĩa xã hội đã vượt khỏi phạm vi một nước và trở thành một hệ thống thế giới.

    3. Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên mạnh mẽ ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh. Hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai) hoàn toàn sụp đỗ, dẫn tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập. Các nước đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội...

    4. Hệ thống đế quốc chủ nghĩa đã có những chuyển biến quan trọng.

    • Mĩ vươn lên là nước đế quốc giàu mạnh, ráo riết thực hiện chiến lược toàn cầu, nhưng chấp nhận không ít thất bại, tiêu biểu là ở chiến tranh Việt Nam.
    • Nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời, kinh tế các nước tư bản tăng trưởng liên tục, hình thành các trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
    • Dưới tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật, sự phát triển mạnh của lực lượng sản xuất, các nước ngày càng có xu hướng liên kết kinh tế khu vực. Mĩ, EU và Nhật Bản là ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
    5. Quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng

    6. Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đã diễn ra với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy, xu thế toàn cầu hóa lan nhanh ra toàn thế giới...

    II. Xu thế phát triển của thế giới ngày nay
    1. Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm và mở rộng hợp tác.

    2. Điều chỉnh quan hệ theo hướng đối thoại, thỏa hiệp, với tính hai mặt, nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế…

    3. Ở nhiều khu vực lại bùng nổ các cuộc nội chiến và xung đột, chủ nghĩa li khai, khủng bố, mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo...

    4. Xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển.