Bài 12: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em - GDCD 6

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Hướng dẫn giải:
    Mỗi nhóm quyền được ban ra đều có sự cần thiết đối với cuộc sống của mỗi trẻ em.

    • Nhóm quyền sống còn: Theo nhóm quyền này, các em sinh ra có quyền được sống, được làm người, được sự chăm sóc và bảo vệ của bố mẹ, người thân gia đình và xã hội.
    • Nhóm quyền bảo vệ: Trẻ được bảo vệ cả về thể xác lẫn tâm hồn, không được đối xử tệ bạc, bóc lột, câm hại hay bỏ rơi trẻ nhỏ.
    • Nhóm quyền phát triển: Trẻ có quyền được phát triển tự nhiên, quyền được vui chơi, học tập để phát triển một cách toàn diện nhất.
    • Nhóm quyền tham gia: Trẻ em cũng có quyền bày tỏ ý kiến của mình và được mọi người tôn trọng.
    Bài tập d: Lên học ở Trung học cơ sở, Lan đòi mẹ mua xe đạp mới để đi học. Mẹ bảo rằng, bao giờ mẹ để dành đủ tiền sẽ mua. Lan so sánh mình với mấy bạn có xe trong lớp và cảm thấy ấm ức, nên oán trách mẹ. Theo em, Lan đúng hay sai ? Vì sao ? Nếu em là Lan, em sẽ ứng xử thế nào ?

    Hướng dẫn giải:
    Theo em, trong trường hợp này là Lan sai bởi vì: Mẹ không nói là mẹ sẽ không mua cho Lan mà mẹ nói khi nào mẹ dành đủ tiền mẹ sẽ mua cho Lan. Điều này, chứng tỏ nhà Lan còn gặp khó khăn, không có điều kiện như các bạn khác. Do đó Lan phải biết cảm thông và hiểu cho mẹ, mặc dù mẹ cũng rất muốn mua cho Lan để băng bạn bằng bè.

    Nếu em là Lan, em sẽ nói với mẹ rằng: Thôi nhà mình còn khó khăn, mẹ để tiền lo cho gia đình, con đi bộ cùng mấy bạn nữa cũng được mẹ ạ, trường cũng gần nhà mình mà.

    Bài tập đ: Bố mẹ Quân vì sợ con mình bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu ngoài xã hội nên không cho Quân giao tiếp với ai. Sinh nhật bạn ở lớp, bố mẹ cũng không cho Quân đi dự. Quân rất buồn và giận cha mẹ. Nếu em là Quân, em sẽ làm gì ?
    Hướng dẫn giải:
    Nếu em là Quân, em cũng mong muốn được nêu lên những suy nghĩ của mình để bố mẹ có thể hiểu và có thể cho Quân được vui chơi với các bạn.

    Trong trường hợp này, em là Quân em sẽ nói rằng: Bố mẹ làm như vậy là muốn tốt cho con, nhưng con cũng cần phải có bạn bè, cũng cần phải được tham gia các hoạt động tập thể với các bạn, vui chơi với các bạn. Như vậy, không chỉ con đỡ phải cô lập, đỡ phải tủi thân mà đó còn là điều kiện để con phát triển một cách toàn diện.

    Bài tập e: Em hãy dự kiến cách ứng xử của mình trong những trường hợp sau đây :

    - Em thấy một người lớn đánh đập một bạn nhỏ.

    - Em thấy bạn của em lười học, trốn học đi chơi.

    - Em thấy một số bạn nơi em ở chưa biết chữ

    Hướng dẫn giải:
    Khi em thấy một người lớn đánh đập một bạn nhỏ em sẽ đi tìm người lớn hoặc chính quyền địa phương gần nhất can thiệp.

    Khi em thấy bạn lười học, trốn học đi chơi em sẽ khuyên bạn nên chăm chỉ học hành. Nếu bạn không quan tâm đến những lời em nói thì em có thể sẽ nói với bố mẹ bạn ấy hoặc giáo viên của bạn ấy để khuyên răn bạn ấy học hành tốt hơn.

    Khi em thấy một số bạn nơi em chưa biết chữa thì em có thể dạy chữ cho các bạn.

    Bài tập g: Em hãy tự nhận xét xem bản thân đã thực hiện tốt bổn phận của mình đối với cha mẹ và thầy giáo, cô giáo chưa. Những điều gì em đã thực hiện tốt và còn những điều gì chưa tốt ? Hãy tự đặt kế hoạch rèn luyện nhằm khắc phục những điều chưa tốt đó.

    Hướng dẫn giải:
    Theo em tự nhận thấy, đôi lúc em còn chưa thực hiện tốt bổn phẩn của mình đối với thầy cô giáo, với cha mẹ.

    Những việc thực hiện tốt:

    • Cố gắng chăm ngoan học giỏi vâng lời cha mẹ, thầy cô.
    • Thực hiện tốt các quy chế của trường lớp
    • Về nhà giúp đỡ cha mẹ việc vặt trong nhà…
    Những việc chưa làm tốt:

    • Mải chơi quên làm bài tập về nhà.
    • Không chịu trông em giúp cha mẹ…
    Để thực hiện tốt bổn phận của mình hơn, em cần phải cố gắng chăm chỉ học tập, vâng lời cha mẹ thầy cô, biết giúp đỡ cha mẹ những việc có thể làm được….để trở thành con ngoan trò giỏi.