Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - kĩ thuật

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    I. Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học – kỹ thuật

    1. Nguyên nhân

    • Đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người
    • Bùng nổ dân số.
    • Nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt.
    2. Có hai cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật

    • Lần thứ nhất
      • Cách mạng công nghiệp thế kỷ XIII - cơ khí hóa.
    • Lần thứ hai:
      • Cách mạng khoa học- Kỹ thuật thế kỷ XX -tự động hóa.
      • Cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay có đặc điểm là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; sự kết hợp chặt chẽ cách mạng khoa học và kỹ thuật tạo ra một sức mạnh tổng hợp; nhịp độ phát triển nhanh chóng, qui mô lớn, đạt thành tựu kỳ diệu
    3. Thành tựu chính

    • Khoa học cơ bản: phát minh to lớn về tóan học, vật lý, hóa học, sinh học.
      • 3-1997 cừu Đô ly sinh ra bằng phương pháp sinh sản vô tính
      • 4-2003 công bố “Bản đồ gen người“ tương lai sẽ chữa được những bệnh nan y
    • Công cụ sản xuất: máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động (thí dụ “máy tính mô phỏng thế giới” ESC -3-2002- có nhiệm vụ nghiên cứu tình trạng khí hậu nóng dần của trái đất, dự báo chính xác về các thảm họa thiên nhiên, nghiên cứu dự án về sinh học)
    • Nguồn năng lượng mới: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời,năng lượng gió, thủy triều.
    • Những vật liệu mới: chất dẻo pô-li-me.
    • Cách mạng xanh trong nông nghiệp: cơ khí hóa, điện khí hóa... lai tạo giống mới, không sâu bệnh.
    • Có nhiều tiến bộ trong giao thông vận tải, thông tin liên lạc: máy bay siêu âm, tàu hỏa cao tốc, vệ tinh nhân tạo.
    • Chinh phục vũ trụ như
    • Phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957)
    • Con người bay vào vũ trụ (1961)
    • Con người đặt chân lên mặt trăng (1969).
    II. Ý nghĩa và tác động của Cách mạng khoa học kĩ thuật

    1. Ý nghĩa

    • Một cột mốc lớn chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh loài người.
    • Mang những tiến bộ phi thường.
    • Mang những đổi thay to lớn trong cuộc sống.
    2. Tác động

    a. Tích cực
    • Tạo bước phát triển nhảy vọt trong cuộc sống văn minh.
    • Con người không phải lao động tay chân.
    • Thúc đẩy kinh tế phát triển.
    • Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.
    b. Tiêu cực
    • Chế tạo vũ khí hủy diệt như bom nguyên tử,vũ khí hóa học, chiến tranh nguyên tử.
    • Ô nhiễm môi trường như nhiễm chất phóng xạ.Tài nguyên cạn kiệt
    • Tai nạn giao thông, tai nạn lao động.
    • Bệnh dịch mới.