Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới người nguyên thủy, cổ đại và trung đại - Lịch sử 10

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Xã hội nguyên thủy
    • Thời kì xã hội nguyên thủy là bước đi đầu tiên chập chững của loài người, dân tộc nào cũng trải qua.
    • Con người tìm ra lửa, chế tác công cụ lao động từ thô sơ đến chính xác, đa dạng, sử dụng có hiệu quả, luôn luôn cải tiến công cụ lao động, không ngừng cải thiện đời sống.
    • Sản xuất phát triển, con người chủ động với cuộc sống hơn, biết trồng trọt và chăn nuôi, dựng lều làm nhà để ở.
    • Thời kì này trình độ loài người thấp kém…
    ♦ Sơ đồ tiến triển của xã hội nguyên thủy
    Nội dung bài Người tối cổNgười tinh khônNgười hiện đại
    Thời kỳ công xã nguyên thuỷ được chia làm mấy giai đoạn?Thời gian4 triệu năm
    Đá cũ sơ kỳ
    Người tối cổ
    40.000 năm
    Đá cũ hậu kỳ
    Người tinh khôn
    10.000 - 6000 năm
    Đá mới - Kim khí
    Người hiện đại
    Dựa vào đâu để phân chia như vậy?Công cụRìu tay thô sơDao, nạo, lao, cung tên Rìu, dao, liềm, hái (nhiều loại)
    Phương thức sinh sống?
    Đời sống vật chất, tinh thần?
    Sinh hoạt văn hóa?
    Đời sống vật chất - tinh thầnLượm hái, săn bắt
    Ở trong hang
    Đời sống bấp bênh.
    Lượm hái, săn bắn
    Ở nhà lều
    Tạm đủ ăn.
    Có quần áo, trang sức
    Chăn nuôi, trồng trọt, làm gốm và dệt. Cư trú ổn định
    Có dư thường xuyên hơn
    Có nhiều loại nhạc cụ đơn giản
    Tổ chức xã hộiTổ chức xã hộiBầy đàn Thị tộc, bộ lạcGia đình phụ hệ
    Phân tích quá trình hình thành xã hội có giai cấp?Quan hệ xã hộiBầy người
    nguyên thủy
    Cộng đồng, bình đẳng, cùng làm – cùng hưởng,Tư hữu
    2. Xã hội cổ đại

    a. Phương Đông cổ đại
    • Điều kiện thiên nhiên thuận lợi: đất ven sông phì nhiêu, xã hội có giai cấp và nhà nước hình thành sớm.
    • Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp, buôn bán trao đổi.
    • Xã hội: quý tộc (vua là quý tộc lớn nhất), nông dân công xã, nô lệ.
    • Chính trị: chế độ quân chủ chuyên chế.
    b. Phương Tây cổ đại
    • Điều kiện thiên nhiên: vùng ven biển,…
    • Kinh tế: thủ công nghiệp, thương nghiệp biển phát triển…, tiền tệ xuất hiện, thị quốc ra đời.
    • Xã hội chiếm nô: chủ nô, nô lệ và bình dân.
    • Chính trị: thể chế dân chủ của chủ nô.
    Xã hội Cổ đại Phương Đông Cổ đại Phương Tây
    Quá trình hình thànhThời gian: sớm: Thiên niên kỉ IV TCN: đá đồng
    Điều kiện tự nhiên: thuận lợi cho nông nghiệp: lưu vực sông lớn
    Muộn: đầu thiên niên kỉ I TCN: sắt
    Khó khăn cho nông nghiệp (địa thế, thổ nhưỡng, khí hậu); thuận lợi cho Tthủ công nghiệp, hằng hải, thương nghiệp
    Kinh tếNông nghiệp là chủ yếu: biết thâm canh, làm thuỷ lợi
    Thủ công nghiệp xuất hiện: gốm, dệt, đúc đồng, giấy…
    Trao đổi sản phẩm giữa các vùng → kinh tế tự nhiên
    Thủ công nghiệp phát triển: nghề cá, đóng thuyền,…
    Thương nghiệp đường biển phát triển → lưu thông tiền tệ sớm, thành thị xuất hiện
    Nông nghiệp khó khăn → thiếu lương thực
    Chính trị - xã hộiChế độ quân chủ chuyên chế
    Xã hội có giai cấp đầu tiên: quí tộc, nông dân công xã, nô lệ
    Nông dân công xã là lực lượng sản xuất chủ yếu
    Mâu thuẫn chính trong xã hội: Qúi tôc >< nông dân công xã
    Chế độ dân chủ chủ nô (Chiếm hữu nô lệ)
    Xã hội có 3 tầng lớp: chủ nô, công dân tự do, nô lệ
    Nô lệ là lực lượng sản xuất chủ yếu
    Mâu thuẫn chính trong xã hội: chủ nô >< nô lệ
    Văn hoáLịch và thiên văn học, chữ viết, toán học, kiến trúc..
    Ra đời do nhu cầu sản xuất nông nghiệp và sự ptriển của đời sống. Tuy còn sơ khai, đơn giản, độ chính xác chưa cao nhưng nó phản ánh và phục vụ cuộc sống, tạo điều kiện phát triển văn hóa ở giai đoạn sau
    Lịch, chữ viết, khoa học, văn học, nghệ thuật…
    Độ chính xác, khái quát cao; có giấ trị hiện thực, nhân đạo; đặt nền móng cho sự phát triển của các thành tựu văn hóa nhân loại.
    → Các quốc gia cổ đại hình thành và phát triển sớm, muộn khác nhau → trình độ sản xuất khác nhau nhưng quá trình đó không tách rời sự ảnh hưởng của tự nhiên
    3. Xã hội phong kiến (trung đại)
    • Các quốc gia phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến từ những thế kỉ cuối trước Công nguyên, đến thế kỉ XVII-XIX rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
    • Tây Âu bước vào thời phong kiến muộn hơn chừng 5 thế kỉ, đến thế kỉ XV-XVI chế độ phong kiến suy vong.
    • Sau các cuộc phát kiến địa lý, tại Tây Âu bắt đầu quá trình hình thành mầm mống của chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản
    Xã hội phong kiến Phương Đông Xã hội phong kiến Phương Tây
    Thời gianRa đời sớm (khoảng thế kỷ V TCN)Ra đời muộn (476, đế quốc Roma sụp đổ )
    Kinh tếNông nghiệp: ngành sản xuất chính
    Thủ công nghiệp truyền thống và thương nghiệp
    Lực lượng sản xuất chính: nông dân lĩnh canh
    Kinh tế lãnh địa
    Lực lượng sản xuất chính: nông nô
    Thể chế chính trịTập quyền chuyên chếPhân quyền → Tập quyền
    Xã hộiNông dân lĩnh canh >< Địa chủNông nô >< Lãnh chúa phong kiến
    Kết thúcMuộn (thế kỷ XVII – XIX)Sớm (thế kỷ XV – XVII)