Tóm tắt lý thuyết 1. Vị trí và giới hạn của khu vực Đông Nam Á Đông Nam Á gồm phần đất liền và hải đảo. Nằm ở phía Đông Nam của châu Á. Nằm hoàn toàn trong đới khí hậu nhiệt đới. Tiếp giáp với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là cầu nối giữa châu Á và châu Đại Dương Có ý nghĩa quan trọng về mặt tự nhiên và kinh tế. 2. Đặc điểm tự nhiên a. Địa hình Các dải núi của bán đảo Trung Ấn là những dải núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a chạy dài theo hướng bắc – nam và tây bắc – đông nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp. Các thung lũng sông cắt xẻ sâu làm cho địa hình của khu vực bị chia cắt mạnh. Đồng bằng phù sa tập trung ờ ven biển và hạ lưu các sông. b. Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan Khí hậu nhiệt đới gió mùa (phẩn bán đảo), Khí hậu xích đạo (phần đảo). Gió mùa mùa hạ (hướng Tây Nam): nóng ẩm. Gió mùa mùa đông (hướng Đông Bắc): khô và lạnh. Sông Mê Kông, sông Hồng, Xaluen, Iraoađi… (hướng Bắc – Nam, Tây Bắc – Đông Nam). Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm thường xanh là nét đặc trưng của thiên nhiên Đông Nam Á. Bài tập minh họa Câu hỏi: Nêu đặc điểm gió mùa mùa hạ, mùa đông. Vì sao chúng lại có đặc điểm khác nhau như vậy? Đặc điểm gió mùa mùa hạ, mùa đông: Gió mùa mùa hạ: xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam, vượt qua Xích đạo và đổi hướng thành gió tây nam nóng, ẩm mang lại nhiều mưa cho khu vực. Gió mùa mùa đông: xuất phát từ vùng áp cao Xi-bia thổi về vùng áp thấp Xích đạo, với đặc tính khô và lạnh. Gió mùa mùa hạ và mùa đông có đặc điểm khác nhau vì có nguồn gốc hình thành khác nhau.