Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1926) - Lịch sử 9

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga và phong trào cách mạng thế giới

    • Do ảnh hưởng của Cách mạng tháng 10 Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở phương Tây có sự gắn bó mật thiết chống lại chủ nghĩa đế quốc.
    • Tháng 3-1919 Quốc tế Cộng Sản thành lập.
    • Các Đảng Cộng sản thành lập: Pháp (1920), Trung Quốc (1921).
    • Tạo điều kiện Chủ nghĩa Mác – Lê nin truyền bá vào Việt Nam.
    2. Phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919-1925)

    • Phát triển mạnh mẽ, sôi nổi.
    • Giai cấp tư sản dân tộc:
      • Giai cấp tư sản dân tộc phát động phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa,đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất cảng gạo ở Nam Kỳ của Pháp
      • Dùng báo chí để bênh vực quyền lợi lập Đảng Lập hiến để đòi tự do dân chủ để tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng, và làm áp lực với Pháp.
    • Mục tiêu:
      • Giành vị trí khá hơn về kinh tế.
      • Đòi các quyền tự do dân chủ
    • Các tầng lớp tiểu tư sản trí thức:
      • Tập hợp trong tổ chức chính trị như Việt Nam Nghĩa Đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh Niên.
      • Xuất bản báo tiến bộ: Chuông rè, An Nam trẻ, Người Nhà quê.
      • Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền Méc lanh tại Quảng Châu (6-1924), của tổ chức Tâm tâm xã, không thành công nhưng đã gây tiếng vang lớn trong và ngoài nước.
      • Đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu (1925).
      • Để tang cụ Phan Châu Trinh (3-1926).
    • Mục tiêu: chống cường quyền, áp bức, đòi tự do dân chủ.
    • Tính chất: yêu nước, dân chủ.
    3. Phong trào công nhân (1919-1925)

    • Đấu tranh của công nhân còn lẻ tẻ, tự phát, nhưng ý thức giai cấp đang phát triển làm cơ sở cho các tổ chức chính trị cao hơn về sau.
    • Thí dụ:
      • Công nhân Sài gòn – Chợ Lớn bí mật lập Công hội do Tôn Đức Thắng đứng đầu.
      • Công nhân viên chức của Pháp ở Bắc Kỳ –1922- đòi nghỉ làm ngày chủ nhật có trả lương
      • 1924 bãi công ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương.
      • Cuộc bãi công của công nhân xưởng Ba son (cảng Sài gòn) ngăn tàu chiến tham gia đàn áp cách mạng Trung Quốc (8-1925) -đánh dấu bước tiến mới trong phong trào công nhân là bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị.