A. Kiến thức trọng tâm I. Truyện đọc: "Quyền học tập của trẻ em ở huyện đảo Cô Tô" Gợi ý trả lời câu hỏi: a) Cuộc sống ở huyện đảo Cô Tô trước đây như thế nào? Trả lời: Một quần đảo hoang vắng Rừng cây bị chặt, đồng ruộng thiếu nước, đất bị bỏ hoang Trình độ dân trí thấp, trẻ em thất học nhiều b) Điều đặc biệt trong sự thay đổi Cô Tô ngày nay là gì? Trả lời: Khác với những năm trước đây, giờ đây, trẻ em ở huyện đảo Cô Tô đến tuổi đến trường đều được đi học. c) Gia đình, nhà trường và xã hội đã làm gì để tất cả các em ở huyện đảo Cô Tô đều được đến trường? Trả lời: Hội khuyến học huyện được thành lập Lập ban đại diện cha mẹ từng trường để vận động trẻ em đi học Có chính sách hỗ trở cho con em thương binh liệt sĩ, gia đình chính sách, học sinh ở xa. Thầy cô giáo tình nguyện ở lại đảo dạy học lâu dài Xây dựng được nhiều trường học khang trang. d) Đối với mỗi người, công việc học tập quan trọng như thế nào? Trả lời: Việc học tập là vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Có học tập, chúng ta mới có được kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. II. Nội dung bài học 1. Ý nghĩa của việc học tập: Vô cùng quan trọng đối với mỗi người Học tập giúp ta có thêm kiến thức, hiểu biết để phát triển toàn diện, trở thành công dân có ích cho gia đình và xã hội. 2. Quy định của pháp luật về học tập . * Quyền: Mọi công dân có thể học không hạn chế, từ bậc giáo dục tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học; Có thể học bất cứ ngành nghề nào thích hợp với bản thân Có thể học bằng nhiều hình thức, học suốt đời * Nghĩa vụ: Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học, là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục nước ta. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt là ở bậc giáo dục tiểu học. B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI Bài tập a: Em hãy kể những hình thức học tập mà em biết (học theo trường, lớp ; tự học ; vừa học vừa làm ; học ở lớp học tình thương v.v...). Hướng dẫn giải: Những hình thức học tập mà em biết: Học tại tường lớp Học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên Học tại trường công lập Học tại trường dân lập Học qua sách, báo, đài, ti vi… Học theo nhóm, theo bàn Học ở trường vừa học vừa làm Bài tập b: Em hãy nêu một vài tấm gương vượt khó, vươn lên trong học tập? Hướng dẫn giải: Các em tự liên hệ và trả lời câu hỏi. Ví dụ: Bạn Hoa là bạn học cùng lớp với e từ cấp 1. Gia đình Hoa có hoàn cảnh khó khăn nhất vùng. Từ nhỏ, bố mẹ Hoa phải đi làm ăn xa, nên bạn sống với bà nội. Hai bà cháu tự nương tựa vào nhau. Sau mỗi buổi học, Hoa đều phải đi cắt cỏ cho trâu bò, nhặt thóc đổ ngoài ruộng cho gà, vịt. Không có nhiều thời gian học nhưng Hoa học rất giỏi. Hoa đã dạt được nhiều danh hiệu học tập khác nhau, mới đây Hoa đạt được giải nhất trong kì thi HSG tỉnh. Em rất ngưỡng mộ bạn Hoa. Bài tập c: Những trẻ bị khuyết tật như khiếm thị, khiếm thính, tàn tật... và trẻ em lang thang cơ nhỡ… có quyền và nghĩa vụ học tập không ? Những trẻ em đó thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập như thế nào ? Hướng dẫn giải: - Những trẻ em bị khuyết tật như khiếm thị, khiếu thính, tàn tật và trẻ em lang thang cơ nhỡ đều có quyền và nghĩa vụ học tập. - Những trẻ em đó thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập dưới nhiều hình thức: Đối với trẻ khuyết tật: có thể học ở trường mà Nhà nước, các tổ chức xã hội dành riêng cho họ, như: Trường cho trẻ em mù Nguyễn Đình Chiểu, Trường cho trẻ em câm điếc Xã Đàn... Tỉnh nào cũng có các lớp học tình thương dành cho trẻ khuyết tật. Đối với trẻ có hoàn cảnh khó khăn: Ngày đi làm, tối học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên. Học ở trung tâm vừa học vừa làm. Tự học qua sách báo, bạn bè... Học ở các lớp học tình thương do các thầy cô giáo, thanh niên tình nguyện dạy. Bài tập d: Nam là một học sinh chăm ngoan. Nhà em nghèo lắm, sau Nam còn có hai em. Đang học lớp 6 thì mẹ mất, còn bố thì cũng đau ốm luôn. Nam có thể phải nghỉ học ở nhà để lao động giúp bố và nuôi các em. Nếu là Nam, trong hoàn cảnh đó, em sẽ giải quyết khó khăn như thế nào ? Hướng dẫn giải: Trong thời gian đó em chấp nhận nghỉ học để đi làm phụ bố kiếm tiền nuôi các em. Những lúc ở nhà hay rảnh rồi em sẽ tự học ở nhà. Ban ngày, em có thể đi làm kiếm tiền, ban đêm có thể nhờ bạn bè giảng dạy hoặc xin học vào các lớp tình thương, lớp học miễn phí của các bạn sinh viên, thầy cô giáo để biết thêm kiến thức. Bài tập đ: Theo em, những biểu hiện trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập sau đây là đúng hay sai ? Vì sao ? - Chỉ chăm chú vào học tập, ngoài ra không làm một việc gì. - Chỉ học ở trên lớp, thời gian còn lại vui chơi thoải mái. - Ngoài giờ học ở trường, có kế hoạch tự học ở nhà, lao động giúp cha mẹ, vui chơi giải trí, rèn luyện thân thể. Hướng dẫn giải: * Những ý đúng là: Ngoài giờ học ở trường, có kế hoạch tự học ở nhà, lao động giúp cha mẹ, vui chơi giải trí, rèn luyện thân thể. Vì: Bản thân luôn phải cân đối việc học và những việc khác. Như vậy, vừa đảm bảo việc học, vừa trở thành người còn ngoan của gia đình và người bạn tốt của bạn bè xung quanh. * Những ý sai là: Chỉ chăm chú vào học tập, ngoài ra không làm một việc gì. Chỉ học ở trên lớp, thời gian còn lại vui chơi thoải mái. Vì:Lúc còn nhỏ, việc học rất quan trọng, tuy nhiên cần phải biết cân đối việc học với các việc khác. Vì để phát triển toàn điện, không chỉ cần phải học mà còn có những việc khác nữa. Vì vậy, không nên chỉ chăm chú vào mỗi việc học và càng không nên có quan niệm chỉ học ở lớp, thời gian còn lại vui chơi thoải mái. Bài tập e: Hãy sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về học tập. Hướng dẫn giải: * Những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về học tập: Học, học nữa, học mãi Học đi đôi với hành Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi. Học ăn học nói, học gói học mở. Học hay cày biết. Học một biết mười. Hay học thì sang hay làm thì có Kiến thức là chìa khóa vạn năng mở tất cả các cửa