Bài 16: Cố hương - Lỗ Tấn - Ngữ văn 9

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt bài
    1. Tìm hiểu chung
    a. Tác giả
    • Tên Lỗ Tấn (1881-1936)
    • Quê quán: quê ở Chiết Giang (Trung Quốc).
    • Cuộc đời:
      • Lúc nhỏ tên là Chu Chương Thọ, sau đổi thành Chu Thụ Nhân.

      • Là nhà văn nổi tiếng Trung Quốc.

      • Hiểu biết sâu sắc về người dân Trung Quốc, có tư tưởng tiến bộ muốn thay đổi xã hội Trung Quốc.
    b. Tác phẩm
    • In trong tập "Gào thét" năm 1923.
    c. Bố cục
    Bài thơ được chia làm 3 phần

    • Phần 1: Từ đầu đến làm ăn sinh sống → Tâm trạng của "tôi" trên đường về quê.
    • Phần 2: Tiếp...trơn như quét: Những ngày ở quê.
    • Phần 3: Còn lại: Tâm trạng của "tôi" trên đường rời quê.
    2. Đọc hiểu văn bản
    a. Tâm trạng của "tôi" trên đường về cố hương.
    • Thời điểm: giữa đông.
    • Phương tiện: con thuyền.
    • Khung cảnh làng quê.
      • Thấp thoáng, im lìm.
      • Thôn xóm tiêu điều, hoang vắng.
      • Bầu trời màu vàng úa.
    → Khung cảnh làng quê tàn tạ, buồn, nghèo khó.

    • "A, đây có phải......?": Sự ngạc nhiên, chua xót, cảnh vật khác xa với kí ức một thời.
    → Tâm trạng "tôi": buồn bã, đau xót, cô đơn, chấp nhận chia tay với quê.

    • Nhà mấy cọng tranh khô phơ phất.
    → Tác giả yêu quê đến độ xót xa cho sự nghèo khó đó. Buồn xen lẫn bâng khuâng, thương kính cho cố hương. Đó là nỗi buồn của người sắp phải rời xa nơi mình sinh ra và lớn lên, từng gắn bó niềm vui buồn trong cuộc đời mà chưa hẹn ngày gặp lại. Nỗi buồn không nói thành lời. Qua đó ta thấy được sự thành công trong việc miêu tả, biểu cảm tâm lí nhân vật.

    b. Tâm trạng của "tôi" những ngày ở cố hương.
    • Nhân vật Nhuận Thổ
    • Trong kí ức:
      • Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, cổ đeo vòng bạc, đầu đội mũ lông chiên, tay hồng hào bụ bẫm
      • Tài tình, biết nhiều
      • Bẽn lẽn, gọi anh xưng em → Chia tay khóc, gửi vỏ sò
    → Sự chân thành của tình bạn không phân chia đẳng cấp.

    • Hiện tại
      • Cao lớn, da vàng sạm, mặt nhăn, tay nứt nẻ, mũ rách bươm.
      • Đội mũ lông chiên rách bươm, mặc chiếc áo bông mỏng dính.
      • Tay nứt nẻ như vỏ cây thông, tỏ ra rụt rè.
      • Co ro cúm rúm, chắp tay.
      • Bẩm, lạy, cung kính.
    → Tàn tạ, khốn khổ, hèn kém, tự ti. Lí do: con đông, mất mùa, cường hào, thuế má,...

    • Tình bạn trước kia
      • Tình cảm bạn vè, thân thiết.
      • Lúc nhỏ còn là cậu bé nông dân khỏe mạnh, lanh lợi, tháo vát, hiểu biết nhiều.
    • Tình bạn bây giờ
      • Nói năng thiểu não, xưng hô cung kính.
      • Thay đổi nhiều - Là người nông dân già nưa, nghèo khổ, đần độn, mụ mẫm, cam chịu số phận.
    → "Tôi": đợi chờ mong gặp → buồn hơn khi gặp bạn, xót xa cho cảnh ngộ của người bạn xưa.

    • Thím Hai Dương thay đổi
      • Xưa: Đẹp người, đẹp nết, lúc nào cũng đông khách. "Nàng tây thi đậu phụ - lướng quyền không cao". Môi không mỏng, chị là người phụ nữ khá xinh đẹp.
      • Nay: xấu cả sắc lẫn nết Môi mỏng dính, chân nhỏ xíu giống như com - pa vẽ, đanh đá, cướp giật.
    → Cảnh nghèo và xã hội bần cùng đã làm thay đổi bản chất con người.

    • Người làm
      • Xưa: đông vui, đầm ấm làm cỗ.
      • Nay: mượn cớ đến thăm để thấy cái gì là lấy cái đó.
    → Thay đổi đến mức thê lương, nghèo khó, cùng cực

    ⇒ Phơi bày, lên án xã hội phong kiến đang xuống cấp, suy thoái → cần thay đổi.

    3. Tổng kết
    a. Nội dung
    • Thông qua việc tường thuật chuyến về quê lần cuối của nhân vật "Tôi", những rung cảm của "Tôi" trước sự thay đổi của quê hương, đặc biệt là của Nhuận Thổ, tác giả đã phản ánh hiện trạng của xã hội phong kiến Trung Quốc đồng thời đặt ra vấn đề đường đi của người nông dân, của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.
    b. Nghệ thuật
    • Kết hợp giữa kể với tả, biểu cảm và lập luận làm cho câu chuyện được kể sinh động, giàu cảm xúc sâu sắc.
    • Xây dựng hình ảnh mang tính biểu tượng.
    • Bố cục chặt chẽ, cách sử dụng sinh động những thủ pháp nghệ thuật: hồi ức, hiện tại, đối chiếu. đầu cuối tương ứng.

    Bài tập minh họa
    Ví dụ
    Đề: Phân tích truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn

    Gợi ý làm bài

    1. Mở bài

    • Giới thiệu tác phẩm Cố hương của Lỗ Tấn, hoàn cảnh sáng tác.
    • Suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật tôi trong tác phẩm hướng về những người dân quê, tạo nhận thức về thực trạng đáng buồn của xã hội cách mạng.
    2. Thân bài

    • Câu chuyện đan xen kỉ niệm tươi đẹp và thực tại đáng buồn của quê cũ được phản chiếu qua tâm trạng nhân vật tôi.
    • Nhân vật tôi không đồng nhất với tác giả nhưng luôn là người phát ngôn trực tiếp tư tưởng của nhà văn: nhận thức về thực trạng xã hội và thể hiện niềm tin vào khả năng tự thay đổi số phận của những người dân.
    • Nhân vật tôi những ngày về quê:
      • Cảnh sắc cố hương ngày về tạo nỗi buồn man mác, gắn tâm trạng của kẻ biết mình phải xa quê hương. Khung cảnh làng quê báo hiệu những thay đổi đáng buồn của quê cũ.
    • Nhân vật tôi những ngày ở quê
      • Hồi ức về người bạn Nhuận Thổ - tình bạn trong sáng và không phân biệt ranh giới giai cấp giữa hai đứa trẻ. Nhuận Thổ là hiện thân sức sống mạnh mẽ của người dân quê.
      • Cảm xúc khi gặp lại tạo cảm nhận bi đát về thực tại. Sự thay đổi từ hình dạng đến tâm tính của người bạn cũ.
      • Tình cảm đan xen giữa quá khứ và thực tại tạo nên ám ảnh nặng nề. Những con người sống mòn mỏi bởi thói đố kị, bần tiện và nhu nhược, thiếu sức sống là do chính sách cai trị và khắc và cuộc sống khó khăn.
    • Tôi trong ngày xa quê
      • Không còn chút vấn vương quê cũ.
      • Niềm hi vọng nhen nhóm từ tình bạn giữa Thủy Sinh - con Nhuận Thổ và cháu Hoàng khơi dạy niềm tin tưởng vào tương lai.
      • Hình tượng con đường
      • Chứa đựng suy ngẫm nhân sinh sâu sắc và ước mơ đổi đời cho người dân nghèo.
      • Khẳng định tinh thần lạc quan và đúc kết chân lú làm gì có đường? Người ta đi mẫu thì thành đường thôi.
    3. Kết bài

    • Cảm nhận của bản thân về tác phẩm. Giá trị nội dung và nghệ thuật, liên hệ thực tiễn.