Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII - Lịch sử 10

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    1. Sự sụp đổ của triều Lê sơ. Nhà Mạc thành lập

    a. Sự sụp đổ của nhà Lê. Nhà Mạc thành lập

    • Đầu thế kỷ XVI nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng suy yếu.
    • Biểu hiện:
      • Các thế lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền lực - Mạnh nhất là thế lực Mạc Đăng Dung.
      • Phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ ở nhiều nơi.
      • Năm 1257 Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê lập triều Mạc.
    b. Chính sách của nhà Mạc

    • Nhà Mạc xây dựng chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê.
    • Tổ chức thi cử đều đặn.
    • Xây dựng quân đội mạnh.
    • Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
    • Những chính sách của nhà Mạc bước đầu đã ổn định lại đất nước.
    • Triều Mạc phải chịu sức ép từ hai phía: phiá Bắc cắt đất, thần phục nhà Minh, phía Nam cựu thần nhà Lê chống đối, nên nhân dân phản đối.
    • Nhà Mạc bị cô lập.
    2. Đất nước bị chia cắt

    a. Chiến tranh Nam - Bắc triều 1545 – 1592

    • 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra Nhà Mạc –Bắc Triều.
    • 1533 Nguyễn Kim “Phù Lê diệt Mạc” cùng với cựu thần nhà Lê kéo vào Thanh Hóa lập ra Nam Triều.
    • Hai tập đoàn phong kiến đối lập nhau gây chiến tranh liên miên suốt 50 năm tại vùng hạ lưu sông Mã, sông Hồng; đến năm 1592 Nam Triều chiếm Thăng Long nhà Mạc rút lên Cao bằng, chiến tranh chấm dứt,đất nước thống nhất.
    b. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1627-1672

    • Năm 1545 Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm nắm quyền.
    • Nguyễn Hoàng lập cơ sở ở Thuận Hóa, Quảng Nam đối địch với họ Trịnh, chiến tranh quyết liệt giữa Trịnh và Nguyễn (1627-1672), không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm giới tuyến phân chia đất nước:
    • Từ sông Gianh ra Bắc thuộc Họ Trịnh (Trịnh Tùng nắm quyền) là Đàng Ngoài (Bắc Hà), biến vua Lê thành bù nhìn.
    • Từ Sông Gianh vào Nam thuộc Họ Nguyễn là Đàng Trong (Nam Hà)
    • Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, giành giựt quyền lợi và địa vị trong phe phái phong kiến, phân chia 2 miền đất nước.
    • Sự chia cắt đất nước làm cản trở sự phát triển kinh tế.
    3. Nhà nước phong kiến Đàng Ngoài

    • Cuối XVI, Nam Triều chuyển về Thăng Long.
    • Chính quyền trung ương gồm:
      • Triều đình: đứng đầu là vua Lê, quyền hành bị thu hẹp
      • Phủ Chúa: gồm quan văn, quan võ cao cấp cùng Chúa quyết định chủ trương, chính sách của nhà nước và trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện.
      • Chính quyền địa phương: chia thành các trấn, phủ, huyện, châu, xã như cũ.
      • Chế độ tuyển dụng quan lại như thời Lê.
      • Luật pháp: Tiếp tục dùng Quốc triều hình luật (có bổ sung).
    • Quân đội gồm:
      • Quân thường trực (Tam phủ), tuyển chủ yếu ở Thanh Hóa và 1 số huyện ở Nghệ An, còn gọi là ưu binh
      • Ngoại binh: tuyển từ 4 trấn quanh kinh thành.
    • Đối ngoại: Hòa hiếu với nhà Thanh ở Trung Quốc.
    4. Chính quyền ở Đàng Trong

    • Thế kỷ XVII lãnh thổ Đàng Trong được mở rộng từ Nam Quảng Bình đến Nam Bộ ngày nay.
    • Địa phương: chia làm 12 dinh, nơi đóng phủ chúa (Phú Xuân) là Chính dinh, do chúa Nguyễn trực tiếp cai quản.Mỗi dinh có 2 hay 3 ty trông coi. Thế kỷ XVII, Phú Xuân (Huế) là trung tâm của Đàng Trong.
    • Dưới dinh là phủ, huyện, tổng, xã.
    • Quân đội là quân thường trực, tuyển theo nghĩa vụ, trang bị vũ khí đầy đủ.
    • Giữa thế kỷ XVII tổ chức các kỳ thi
    • Tuyển chọn quan lại bằng nhiều cách: theo dòng dõi, đề cử, học hành.
    • 1744 chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, thành lập chính quyền trung ương. Song đến cuối XVIII vẫn chưa hoàn chỉnh.
    • Sự chia cắt đất nước làm cản trở sự phát triển kinh tế.