Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - GDCD 8

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    A. Kiến thức trọng tâm


    I. Đặt vấn đề

    Gợi ý trả lời câu hỏi:

    a) Em hãy nêu nhận xét của em về điều 74 Hiến pháp và Điều 132 Bộ luật Hình sự.

    • Điều 74 Hiến pháp quy định vè quyền khiếu nại, tố cáo của công dân nhưng khiếu nại, tố cáo phải đúng luật.
    • Điều 132 Luật Hình sự năm 1999 nói về việc người nào xâm phạm đến quyền khiếu nạo, tố cáo, trả thù người khiếu nại, tố cáo bị nhà nước xử lí theo pháp luật.
    b) Khoản 2 điều 132 Bộ luật hình sự thể hiện đặc điêm gì của pháp luật?

    • Điều 132 khoản 2 có Bộ luật Hình sự thể hiện đặc điểm tính bắt buộc (tính cưỡng chế) của Pháp luật.
    c) Hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc hủy hoại rừng bị xử lí như thế nào? Tại sao?

    • Hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc hủy hoại rừng tủy theo mức độ bị phạt tiền, phạt bù. Bởi vì, rừng là tài sản quốc gia, nếu có hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc hủy hoại rừng là hủy hoại tài sản quốc gia phải bồi thường tiền và phạt tù cải tạo hoặc giam giữ tùy theo tội trạng.
    II. Nội dung bài học

    * Khái niệm: Pháp luật là những quy tắc xử xự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

    * Đặc điểm:

    • Tính quy phạm phổ biến: Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người, có tính phổ biến chung, được áp dụng nhiều lần trong phạm vi rộng lớn.
    • Tính xác định chặt chẽ: Các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật.
    • Tính bắt buộc: Pháp luật do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực, bắt buộc mọi người phải tuân theo, không phụ thuộc vào sở thích của bất cứ ai.
    * Bản chất.

    • Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đưới sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam.
    • Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
    * Vai trò của pháp luật:

    • Công cụ quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã hội.
    • Giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
    • Là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
    • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo công bằng xã hội.
    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
    Câu 1: Bình là học sinh chậm tiến, Bình thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong giờ học, đôi lần còn đánh nhau với các bạn trong trường. Theo em, ai có quyền xử lí những vi phạm của Bình ? Trong các hành vi trên của Bình, hành vi nào là vi phạm pháp luật ?
    Hướng dẫn giải:
    Khi Bình thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong giờ học, đôi lần còn đánh nhau với các bạn trong trường thì ban giám hiệu nhà trường có quyền xử lí những vi phạm của Bình.

    Trong các hành vi trên của Bình, hành vi đánh nhau với các bạn trong trường là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, căn cứ vào mức độ phạm tội của Bình để cơ quan chức năng có các biện pháp xử phạt thích đáng, đúng pháp luật.

    Câu 2: Em hãy cho biết tại sao nhà trường phải có nội quy. Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện ? Nếu không có nội quy thì trường học sẽ ra sao ? Hãy hình dung nhà trường như một xã hội thu nhỏ và thử tưởng tượng một xã hội không có pháp luật thì sẽ như thế nào. Giải thích vì sao mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

    Hướng dẫn giải:
    Nhà trường phải có nội quy nhằm giúp giáo viên học sinh dựa vào đó để thực hiện, nhằm mang lại một môi trường quy củ, có nề nếp…

    Để đảm bảo cho nội quy được thực hiện, nhà trường cần phải có các biện pháp:

    Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, răn đe học sinh.

    Phôi kết hợp giữa các tổ chức trong trường (Đoàn Đội...) phụ huynh học sinh.

    Nhà trường như một xã hội thu nhỏ, nếu nhà trường không có nội quy, thì kỉ luật trật tự không được đảm bảo, môi trường học tập không thể tốt được. Một xã hội không có pháp luật xã hội sẽ bất ổn, xã hội sẽ không phát triển được.

    Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật vì đó là trách nhiệm, là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Mọi người phải “sống, lao động và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

    Câu 3: Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của anh, chị, em như sau : "Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau ; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con".

    Câu hỏi :

    a) Hãy tìm một câu ca dao, tục ngữ nói về quan hệ giữa anh chị em.

    b) Việc thực hiện bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở nào ? Nếu không thực hiện có bị xử phạt không ? Hình thức phạt là gì ?

    c) Nếu vi phạm Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình thì có bị xử phạt không ? vì sao ?

    Hướng dẫn giải:
    - Một câu ca dao, tục ngữ nói về quan hệ giữa anh chị em.

    • Anh em như chân với tay
    Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

    • Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em.
    - Việc thực hiện các bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở đạo đức xã hội. Nếu không thực hiện sẽ không bị cơ quan Nhà nước xử phạt tuy nhiên sẽ bị dư luận xã hội lên án, người đời cười chê.

    - Nếu vi phạm Điều 105 Luật Hôn nhân và Gia đình thì sẽ bị xử phạt vì đây là quy định của pháp luật.

    Câu 4: Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật về cơ sở hình thành ; tính chất, hình thức thể hiện và các phương thức bảo đảm thực hiện.

    Hướng dẫn giải:
    *Giống nhau: Đều là hệ thống các quy tắc xử sự chung, chuẩn mực xã hội; giúp con người tự giác đièu chỉnh hành vi sao cho phù hợp với lợi ích cộng đồng, xã hội.

    *Khác nhau:

    [​IMG]