Bài 25: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận - Ngữ văn 8

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt bài
    1. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
    Bài tập 1. Đọc văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh và trả lời các câu hỏi.

    a) Tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả và những câu cảm thán trong văn bản. Về mặt sử dụng từ ngữ và đặt câu có tính chất biểu cảm, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến có giống với Hịch tướng sĩ không?

    • Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
    • Hỡi đồng bào toàn quốc!
    • Hỡi anh em hình sĩ, tự vệ, dân quânỊ
    • Hỡi đồng bào!
    • Chúng ta phải đứng lên! Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh giống với Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn ở chỗ: đều là có những từ ngữ và câu văn có giá trị biểu cảm.
    b) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Hịch tướng sĩ vẫn được coi là những văn bản nghị luận chứ không phải là văn bản biểu cảm. Vì sao?

    • Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Hịch tướng sĩ vẫn được coi là những văn bản nghị luận chứ không phải văn bản biểu cảm. Bởi vì những tác phẩm này viết ra nhằm mục đích nghị luận chứ không phải biểu cảm.
    • Các yếu tố biểu cảm không thể đóng vai trò chủ đạo mà chỉ có tính chất phụ trợ cho vấn đề nghị luận được đưa ra.
    c) Theo dõi bảng đối chiếu sau:

    [​IMG]
    Có thể thấy những câu ở cột (2) hay hơn những câu ở cột (1). Vì sao vậy? Từ đó cho biết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.

    • Những câu ở cột (2) hay hơn ở cột (1) vì có yếu tố biểu cảm, những yếu tố này có khả năng gây được hứng thú, cảm xúc đẹp, mạnh mẽ cho người đọc, người nghe. Vì vậy, yếu tố biểu cảm rất cần thiết trong văn nghị luận.
    Bài tập 2. Thông qua việc tìm hiểu các văn bản Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?

    a) Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thật sự xúc động trước từng điều mình đang nói?

    • Ngoài lí trí, suy nghĩ để đưa ra các luận điểm, luận cứ, người làm văn nghị luận cần phải có tình cảm chân thành trước vấn đề nghị luận. Bài văn nghị luận sẽ không có tác dụng biểu cảm nếu người viết không thực sự xúc cảm.
    b) Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có lòng yêu nước và căm thù giặc nồng cháy là có thể dễ dàng tìm ra những cách nói như: “Không ! Chúng ta thà hi sinh tất cả..." hay “uốn lưỡi cú diều...”? Để viết được những câu như thế, người viết cần phải có phẩm chất gì khác nữa?

    • Để viết được những câu như: “Không ! Chúng ta thà hi sinh tất cả...” hay uốn lưỡi cú diều...", người viết không chỉ có lòng yêu nước nồng cháy và lòng căm thù giặc sâu sắc mà còn phải biết chuyển tình cảm ấy thông qua phương tiện ngôn ngữ đến người đọc một cách hiệu quả nhất.
    c) Có bạn cho rằng: Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm của văn nghị luận càng tăng. Ý kiến ấy có đúng không? Vì sao?

    • Ý kiến ấy chỉ đúng một phần. Bởi vì, để có được hiệu quả tác động của những từ ngữ biểu cảm, những câu cảm thán, người viết phải được người đọc, người nghe tin rằng tình cảm được người viết thể hiện qua phương tiện ngôn ngữ phải là tình cảm chân thành. Như vậy, cảm xúc và diễn tả cảm xúc chân thực là rất quan trọng khi viết văn nghị luận.
    2. Ghi nhớ
    • Văn bản nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc, (người nghe).

    • Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những hành điều mình viết (nói) và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.