Bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ - Lịch sử 10

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh
    • Giữa thế kỷ XVIII, nền công thương nghiệp Tư Bản Chủ nghĩa ở 13 thuộc địa Anh phát triển.
      • Miền Bắc: Công trường thủ công phát triển nhiều ngành nghề như: rượu, thủy tinh, luyện kim, đóng tàu, dệt...
      • Miền Nam: Kinh tế đồn điền phát triển. sản xuất hàng hóa nông nghiệp xuất khẩu: ngô, bông, mía, thuốc lá...
    • Sự phát triển kinh tế công, nông nghiệp thúc đẩy thương nghiệp, giao thông, thông tin, thống nhất thị trường, ngôn ngữ.

    • Sự kìm hãm của chính phủ Anh làm cho mâu thuẫn ở 13 thuộc địa trở nên gay gắt giữa thuộc địa và chính quốc, giữa sự đòi hỏi phát triển và sự cản trở phi lí của thực dân Anh đã dẫn tới một cuộc đấu tranh quyết liệt. ⇒ Cách mạng bùng nổ.
    2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chủng quốc Mĩ
    a. Nguyên nhân trực tiếp
    Sự kiện “chè Bô-xtơn”, đã thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh.

    [​IMG]

    b. Diễn biến

    [​IMG]

    3. Kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập
    a. Kết quả
    • Theo hòa ước Véc-xai (9 - 1783), Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
    • Năm 1787 thông qua hiến pháp củng cố vị trí nhà nước Mĩ.
    b. Ý nghĩa
    • Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh thành lập quốc gia tư sản.
    • Mở đường cho Chủ nghĩa Tư bản phát triển ở Bắc Mĩ.
    • Thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ La-tinh.
    c. Tính chất:
    • Là cuộc cách mạng tư sản, dưới hình thức là cuộc đấu tranh giành độc lập