Bài 30: Luyện tập về văn bản tường trình - Ngữ văn 8

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt bài
    1. Ôn tập lí thuyết
    a. Mục đích viết tường trình là gì?

    • Tường trình nhằm trình bày sự việc xảy ra một cách khách quan, chính xác để người có trách nhiệm giải quyết nắm được bản chất sự việc, từ đó mà có nhận xét, kết luận một cách đúng đắn.
    b. Văn bản tường trình và văn bản báo cáo có gì giống và có gì khác nhau?

    • Văn bản tường trình và văn bản báo cáo đều là loại văn bản của cấp dưới gửi cấp trên.
    • Hai loại văn bản này khác nhau ở chỗ: báo cáo thường là định kì, thường lệ.
    • Tường trình chỉ làm khi sự việc xảy ra cần có sự trình bày một cách chính xác, khách quan để người có trách nhiệm giải quyết làm căn cứ kết luận vấn đề.
    c. Nêu bố cục phổ biến của văn bản tường trình. Những mục náo không thể thiếu trong kiểu văn bản này? Phần nội dung tường trình cần như thế nào?

    • Các mục sau đây không thể thiếu trong văn bản tường trình
      • Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa).
      • Địa điểm, thời gian làm tường trình (ghi góc phải).
      • Tên văn bản (ghi chính giữa - chữ in hoa).
      • Người (cơ quan) nhân văn bản.
      • Nội dung tường trình.
      • Lời để nghị hoăc cam đoan.
      • Chữ kí và họ tên người viết.
    2. Luyện tập
    Câu 1. Chỉ ra những chỗ sai trong việc sử dụng văn bản ở các tình huống sau:

    a) Một học sinh thường đi học muộn. Cô giáo chủ nhiệm muốn bạn ấy nhận rõ khuyết điểm và thành khẩn sửa chữa. Bạn ấy đă làm bản tường trình nộp cho cô giáo.

    b) Để chuẩn bị Đại hội Chi đội TNTP Hồ Chí Minh, Chi đội trưởng đã viết bản tường trình.

    c) Cô Tổng phụ trách Đội cần biết những công việc tập thể Chi đội đà thực hiện và những kết quả đã đạt được trong đợt thi đua vừa qua, bạn Hoa thay mặt Ban chỉ huy Chi đội viết bản tường trình nộp cho cô Tổng phụ trách.

    • Tính huống (b) và (c) viết bản tường trình là sai. Hai tình huống này chí cần viết báo cáo.
    • Vì trường trình được sử dụng trong các tinh huống đã xảy ra gâu hậu quả.
    Câu 2. Hãy nêu hai tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho là phải làm văn bản tường trình (không lặp lại tình huống đã có trong sách giáo khoa).

    • Ví dụ tình huống: Một người đánh mất giấy tờ tùy thân, cần đến cơ quan công an làm lại.
    • Bản tưởng trình làm hỏng điện ở phòng học
    • Em bị mất xe đạp ở trường.
    Câu 3. Từ một tình huống cụ thể hãy viết bản tường trình

    Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nan

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    Thành phố Hồ Chí Minh ngày 20 tháng 6 năm 2017



    Bản tường trình


    Kính gửi: Ban giám hiệu trường THCS An Dương

    Tên em là: Nguyễn Nhật Duy, lớp trưởng lớp 8A, xin được phép trình bày với cô một việc như sau:

    Sáng ngày 16/6/2017, học sinh lớp 8A vào lớp học như bình thường. Vì trời nóng nên chúng em bật tất cả các quạt điện trong phòng học cho mát. Mới được 15 phút, chúng em phát hiện có mùi khét và có tiếng nổ lách tách. Chúng em đã tắt quạt ngay. Nhưng sau đó các quạt không chạy được nữa. Vậy em làm bản tường trình này để nhà trường biết và cho sửa chữa quạt điện ở lớp 8A.

    Người làm tường trình

    Nguyễn Nhật Anh