Bài 4: Các nước Châu Á - Lịch sử 9

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    I. Tình hình chung

    • Sau chiến tranh, cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra.
    • Cuối những năm 50, phần lớn các nước đã giành được độc lập.
    • Nửa cuối thế kỷ XX: Không ổn định
    • Chiến tranh xâm lược xảy ra ở Đông Nam Á và Trung Đông
    • Một số vụ tranh chấp biên giới và li khai diễn ra
    • Một số nước đạt được thành tựu to lớn về kinh tế: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xingapo, Ấn Độ…
    • Ấn Độ: để phát triển kinh tế xã hội Ấn Độ thực hiện kế hoạch dài hạn, đạt nhiều thành tựu
      • Cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp đã tự túc được lương thực
      • Các sản phẩm công nghiệp là dệt, thép, máy móc, thiết bị giao thông
      • Công nghệ thông tin, viễn thông phát triển mạnh.
      • Ấn Độ đang cố gắng vươn lên thành cường quốc công nghệ phần mềm và vũ trụ
    II. Trung Quốc

    [​IMG]
    (Lược đồ Cộng hòa nhân dân Trung Quốc)
    1. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

    • 01.10.1949 nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời.
    • Ý nghĩa: Là sự kiện có ý nghĩa to lớn với Trung Quốc và thế giới.
    2. Công cuộc cải cách – mở cửa (từ năm 1978 đến nay)

    • 12/1978, Đảng Cộng Sản đề ra đường lối đổi mới. Chủ trương lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, cải cách và mở cửa nhằm xây dựng Trung Quốc giàu mạnh và văn minh.
    • Thành tựu: vô cùng to lớn.
      • Kinh tế: GDP bình quân 9.6%, giá trị xuất nhập khẩu tăng 15 lần. Đời sống nhân dân tăng cao.
      • Đối ngoại: địa vị quốc tế ngày càng cao. Thu hồi chủ quyền với Hồng Công (1997), Ma Cao (1999).
    • Ý nghĩa:
      • Kết thúc sự nô dịch của đế quốc và phong kiến.
      • Đưa Trung Quốc bước vào kỷ nguyên độc lập tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
      • Chủ nghĩa xã hội được nối liền từ Au sang Á.
      • Ảnh hưởng đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
    3. Mười năm đầu xây dựng chế độ mới 1949-1959

    a. Nhiệm vụ: đưa đất nước thoát nghèo, công nghiệp hóa và phát triển đất nước.
    • Năm 1950, Trung Quốc khôi phục kinh tế, cải cách ruộng đất và hợp tác hóa nông nghiệp
    • Cải taọ công thương ghiệp tư bản tư doanh và tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
    • Tiến hành cách mạng văn hóa tư tưởng
      • 1949-1952 hòan thành khôi phục kinh tế.
      • 1953-1957 thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất với những thành tựu đáng kể.
      • Chính sách đối ngoại tích cực. Địa vị quốc tế của Trung Quốc được nâng lên một bước
    b. Đối ngoại: 1949-1950
    • Ký Hiệp ước hữu nghị Liên minh và tương trợ Xô-Trung 1950.
    • Giúp nhân dân Triều Tiên chống Mỹ.
    • Ủng hộ Việt Nam, các nước Á, Phi, Mỹ La Tinh trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
    4. Đất nước trong thời kỳ biến động –1959-1978

    • Kinh tế: 1958 “Ba ngọn cờ hồng”, phong trào “Đại nhảy vọt” phát động toàn dân làm gang thép để đưa sản lượng gang thép lên cao.
    • Đường lối Ba ngọn cờ hồng: nhiều, nhanh, tốt, rẻ.
    • Đại nhảy vọt.
    • Thành lập công xã nhân dân
    • Hậu quả: hàng chục người chết đói, nhà máy đóng cửa, đời sống nhân dân điêu đứng.
    • Chính trị: “Đại cách mạng văn hóa vô sản” (5-1966-1968) để lại nhiều hậu quả đau thương, hỗn lọan, tàn phá kinh tế.
    5. Công cuộc cải cách mở cửa từ 1978 đến nay

    • 12-1978 Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung quốc, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm; thực hiện cải cách và mở cửa nhăm hiện đại hóa đất nước
    • Đạt nhiều thành tựu to lớn nhất là về kinh tế: tổng sản phẩm tăng bình quân hàng năm 9,6 %; tổng giá trị nhập khẩu năm 1997 tăng 15 lần so với năm 1978, đời sống ngày càng nâng cao.
    • Ý nghĩa: kinh tế phát triển nhanh; chính trị xã hội ổn định; địa vị được nâng cao trên trường quốc tế ; tạo điều kiện cho sự hội nhập của Trung Quốc.
    • Đối ngoại: củng cố địa vị quốc tế; bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam và In đô nê xia...; thu hồi chủ quyền ở Hồng Kông ( 7-1997) và Ma Cao (1999).