Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác - Lịch sử 8

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    I. Phong trào công nhân nửa cuối thế kỷ XIX

    1. Phong trào đập phá máy móc và bãi công.

    • Cùng với sự phát triển của công nghiệp, giai cấp công nhân sớm ra đời. Ngay từ buổi đầu, họ đã bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề, phải lao động vất vả, lương thấp, đời sống cực khổ. Vì vậy công nhân đã nổi dậy đấu tranh.
    • Hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân là đập phá máy móc, đốt công xưởng. Cuộc đấu tranh nổ ra ở Anh, sau đó là Pháp, Đức, Bỉ
    • Đến đầu thế kỷ XX, công nhân đã chuyển sang đấu tranh với hình thức bãi công, đòi tăng lương và giảm giờ làm, thành lập các công đoàn để bảo vệ mình.
    2. Phong trào công nhân trong những năm 1830 - 1840

    • Giai cấp công nhân đã lớn mạnh nên đấu tranh chính trị trực tiếp chống lại giai cấp tư sản
      • 1831 công nhân Liông (Pháp), đòi tăng lương giảm giờ làm, lập chế độ cộng hòa, bị đàn áp.
      • 1834 thợ tơ Li-ông chiến đấu quyết liệt với quân chính phủ trong 4 ngày.
      • 1844 thợ dệt ở Sơ lê din Đức, chống sự hà khắc của chủ xưởng, bị đàn áp đẫm máu.
      • 1836-1847 phong trào Hiến chương Anh, đưa kiến nghị đòi bầu cử. đòi tăng lương, giảm giờ làm nhưng bị dập tắt
    [​IMG]
    (Công nhân Anh đưa hiến chương đến Quốc hội)
    Hình ảnh trên mô tả: do bị áp bức, không có quyền chính trị, hàng triệu chữ ký vào bản kiến nghị. Tháng 21842, trên 20 công nhân khiêng chiếc hòm chứa trên 3 triệu chữ ký của công nhân đưa đến Quốc hội đòi quyên phổ thông bầu cữ, tăng lương, giảm giờ làm….. Theo sau có hàng nghìn người đi bộ giương cờ, đi xe, cưỡi ngựa. Nhân dân hai bên đường vui mừng. Mang tính chất quần chúng.
    • Bước tiến trong quá trình đấu tranh của công nhân:
      • Đập phá máy móc, đốt công xưởng,
      • Tiến bộ hơn, công nhân bãi công đòi tăng lương giảm giờ làm, đoàn kết thành công đoàn.
      • Đấu tranh chính trị trực tiếp chống lại giai cấp tư sản.
      • Phát triển cao hơn là phong trào Hiến chương Anh.
    • Không thắng lợi do:
      • Tất cả thất bại do thiếu lý luận cách mạng và 1 tổ chức lãnh đạo.
      • Chưa có đường lối chính trị đúng đắn.
      • Nhưng đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân và tạo tiền đề cho sự ra đời của lý luận cách mạng, chính vì vậy đã tạo thuận lợi cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác.
    II. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác

    1. Mác và Ăng-nghen

    • Các Mác sinh tại Đức, năm 1843 sang Pa ri tham gia phong trào cách mạng Pháp.
    • F. Ang ghen sinh tại Đức năm 1820 sang Anh viết Tình cảnh giai cấp công nhân Anh.
    • Hai ông quyết tâm chống giai cấp tư sản giải phóng công nhân.
    2. Đồng minh những người cộng sản và tuyên ngôn của Đảng cộng sản

    • Ra đời trong hòan cảnh: chủ nghĩa tư bản phát triển, giai cấp vô sản bị bóc lột, cuộc đấu tranh của vô sản bị thất bại, yêu cầu cấp thiết phải có một lý luận khoa học.
    • Nội dung:
      • Lời mở đầu: mục đích và nguyện vọng của người cộng sản.
      • Quy luật phát triển của xã hội lòai ngưới là sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội:
      • Giai cấp tư sản là lực lượng lật đổ chế độ tư bản và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa
      • Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại.
      • Đây là văn kiện quan trọng nhất của chủ nghĩa xã hội khoa học.
    3. Phong trào công nhân 1848- 1870. Quốc tế thứ nhất

    a. Hoàn cảnh:
    • Công nhân cũng đã đoàn kết và trưởng thành trong đấu tranh.
    • 23/6/1848 công nhân và nhân dân lao động Pa ri khởi nghĩa, bị đàn áp
    • Đức: công nhân và thợ thủ công nổi dậy chống phong kiến.
    • Năm 1844 công nhân (dệt vùng Sơ-Lê-din (Đức) đấu tranh chống sự hà khắc của chủ xưởng.
    • 1836 - 1847 "Phong trào Hiến Chương" ở Anh.
    • Kết quả: Các cuộc đấu tranh trên đều thất bại.
    • Ý nghĩa: đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế, tạo điều kiện cho lí luận cách mạng ra đời
    b. Quốc tế thứ nhất:
    • Sự thành lập: 28/9/1864 Hội Liên Hiệp Lao động Quốc tế – Quốc tế thứ nhất thành lập tại Luân Đôn, Mác được cử vào ban lãnh đạo.
    • Hoạt động từ 18/6-4/1870:
      • Quốc Tế thứ nhất truyền bá học thuyết Mác
      • Quốc Tế thứ nhất là trung tâm đòan kết, tổ chức lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế đấu tranh giành thắng lợi 1864-1870.
    • Vai trò của Mác:
      • Chuẩn bị tổ chức,văn kiện, lãnh đạo đại hội, lập Quốc tế thứ nhất.
      • Đứng đầu ban lãnh đạo, đưa quốc tế I chống tư tưởng sai lệch thông qua nghị quyết đúng đắn.
    • Vai trò của Quốc Tế thứ nhất:
      • Truyền bá học thuyết Mác.
      • Đấu tranh chống tư tưởng sai lệch
      • Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển.