Có sáu dung dịch, mỗi dung dịch chỉ có một loại cation : Zn2+, Cu2+, Mg2+, Fe2+, Ag+, Pb2+ và sáu kim loại là : Zn, Cu, Mg, Fe, Ag, Pb. a) Hãy lập bảng để trình bày những kim loại nào có thể phản ứng với những dung dịch chứa cation nào ? b) Từ những kết quả trong bảng có thể rút ra kết luận gì về tính oxi hoá của ion Ag+ và Mg2+, tính khử của kim loại Ag và Mg ? c) Sắp xếp những cặp oxi hoá- khử của những chất nói trên theo một thứ tự nhất định về tính chất hoá học. Hướng dẫn trả lời: a) Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối : Kim loại IonZnCuFeMgAgPbZn2+---Mg2+ + Zn--Cu2+Zn2+ + Cu-Fe2+ + CuMg2+ + Cu-Pb2+ + CuFe2+Zn2++ Fe--Mg2+ + Fe--Mg2+------Ag+Zn2+ + AgCu 2++AgFe2+ + AgMg2+ + Ag-Pb2+ + AgPb2+Zn2+ + Pb-Fe2+ + PbMg2+ + Pb-b) Tính oxi hoá và tính khử : - Cation Ag+ oxi hoá được tất cả các kim loại đã cho, Ag+ là chất oxi hoá mạnh nhất. - Kim loại Mg khử được tất cả các kim loại đã cho, Mg là chất khử mạnh nhất. - Cation Mg2+ không oxi hoá được những kim loại đã cho, Mg2+ là chất oxi hoá yếu nhất. - Kim loại Ag không khử được kim loại nào đã cho, Ag là chất khử yếu nhất. c) Sắp xếp cặp oxi hoá - khử : Mg2+/Mg ; Zn2+/Zn ; Fe2+/Fe ; Pb2+/Pb ; Cu2+/Cu ; Ag+/Ag. Từ trái sang phải : - Tính oxi hoá của các cation kim loại tăng dần. - Tính khử của các kim loại giảm dần.