Bài 5.26 trang 41 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    A và B là hai dung dịch axit clohiđric có nồng độ khác nhau. Trộn lẫn 1 lít A và 3 lít B ta thu được 4 lít dung dịch D. Để trung hòa 10 ml dung dịch D cần 15 ml dung dịch NaOH 0,1M. Trộn lẫn 3 lít A với 1 lít B ta được 4 lít dung dịch E. Cho 80ml dung dịch E tác dụng với dung dịch AgNO3 (lấy dư) thu được 2,87 g kết tủa. Tính nồng độ mol của các dung dịch A, B, D, E.
    Giải
    \(HCl + NaOH\,\, \to \,\,NaCl + {H_2}O\)
    Số mol HCl trong 10 ml D = số mol NaOH
    \( = {{0,1 \times 15} \over {1000}} = 0,0015\,\,\left( {mol} \right)\)
    CM của dung dịch \(D = {{0,0015} \over {0,01}} = 0,15\,mol/l\)
    \(HCl + AgN{O_3}\,\, \to \,\,AgCl \downarrow + HN{O_3}\)
    Số mol HCl trong 80 ml E = số mol AgCl \( = {{2,87} \over {143,5}} = 0,02\,\,\left( {mol} \right)\)
    CM của dung dịch \(E = {{0,02} \over {0,08}} = 0,25\,\left( {mol/l} \right)\)
    Đặt nồng độ dung dịch A là x mol/l, nồng độ dung dịch B là y mol/l.
    Theo đầu bài, ta có:
    \(\eqalign{
    & x + 3y = 4 \times 0,15 = 0,6 \cr
    & 3x + y = 4 \times 0,25 = 1,0 \cr} \)
    Giải hệ phương trình, ta có \(x = 0,3;y = 0,1.\)
    Nồng độ của dung dịch A là 0,3 mol/l, của dung dịch B là 0,1 mol/l.