Cho một lượng halogen X2 tác dụng với một lượng vừa đủ kim loại M có hóa trị I, người ta thu được 4,12 g hợp chất A. Cũng lượng halogen đó tác dụng hết với nhôm tạo ra 3,56g hợp chất B. Còn nếu cho lượng kim loại M nói trên tác dụng hết với lưu huỳnh thì thu được 1,56 g hợp chất C. Hãy xác định tên các nguyên tố X và M, từ đó viết công thức các chất A, B và C. Giải \(\eqalign{ & \,\,{X_2}\,\,\,\, + \,\,\,\,2M\,\,\,\, \to \,\,2MX \cr & x\,mol\,\,\,\,2x\,mol\,\,\,\,\,\,\,2x\,mol \cr} \) Khối lượng hợp chất A: \(2x\left( {M + X} \right) = 4,12\,\,\,\,(1)\) \(\eqalign{ & \,\,3{X_2}\,\,\, + \,\,\,\,2Al\,\,\, \to \,\,\,\,2Al{X_3} \cr & x\,mol\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{{2x} \over 3}\,mol \cr} \) Khối lượng hợp chất B: \({{2x} \over 3}\left( {27 + 3X} \right) = 3,56\,\,\,\,(2)\) \(\eqalign{ & \,\,\,\,2M\,\,\,\, + \,\,\,\,S\,\, \to \,\,{M_2}S \cr & \,\,\,\,2x\,mol\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x\,mol \cr} \) Khối lượng hợp chất C: \(x\left( {2M + 32} \right) = 1,56\,\,\,\,(3)\) Giải hệ phương trình gồm 3 phương trình (1), (2), (3) tìm được x = 0,02; X = 80; M = 23 do đó X là brom (Br = 80); M là natri (Na = 23). Chất A là NaBr, B là AlBr3, C là Na2S.