Bài 7.3 trang 65 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Thực nghiệm cho thấy tốc độ của phản ứng hóa học:
    \(A\left( k \right)\,\,\, + \,\,\,\,\,2B\left( k \right) \to \,\,\,C\left( k \right)\,\,\, + \,\,\,D\left( k \right)\) được tính theo biểu thức: \(v = k\left[ A \right].{\left[ B \right]^2}\) trong đó k là hằng số tốc độ, A và B là nồng độ của chất A và chất B tính theo mol/l.
    Hỏi tốc độ của phản ứng trên tăng lên bao nhiêu lần nếu:
    a) Nồng độ chất B tăng gấp ba lần và nồng độ chất A không đổi.
    b) Áp suất của hệ tăng hai lần.
    Giải
    Giả sử nồng độ ban đầu của chất A là a mol/l, của chất B là b mol/l, tốc độ ban đầu của phản ứng là \({v_1} = k.a.{b^2}.\)
    a) Khi nồng độ chất B tăng 3 lần và nồng độ chất A không đổi thì tốc độ phản ứng là:
    \({v_2} = k.a.{\left( {3b} \right)^2} = 9ka{b^2}\)
    Như vậy \({{{v_2}} \over {{v_1}}} = {{9ka{b^2}} \over {ka{b^2}}} = 9\), nghĩa là tốc độ phản ứng tăng 9 lần.
    b) Khi áp suất của hệ tăng 2 lần thì nồng độ mỗi chất đều tăng 2 lần; tốc độ phản ứng lúc đó là:
    \({v_3} = k.2a.{\left( {2b} \right)^2} = 8ka{b^2}\)
    Như vậy \({{{v_3}} \over {{v_1}}} = {{8ka{b^2}} \over {ka{b^2}}} = 8,\) nghĩa là tốc độ phản ứng tăng 8 lần.