Bài 8: Luật pháp với sự phát triển của công dân - GDCD 12

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    A. Kiến thức trọng tâm


    1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân



    a. Quyền học tập của công dân

    * Khái niệm: Mọi công dân đều có quyền học tập từ thâp đến cao, có thể học bất cứ nghành nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên , học suốt đời.

    * Nội dung quyền học tập của công dân

    • Mọi công dân đều có quyền học tập không hạn chế
    • Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào
    • Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời
    • Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập
    b. Quyền sáng tạo của công dân

    * Khái niệm: Quyền sáng tạo của công dân là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất: quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội.

    - Quyền sáng tạo gồm hai loại

    • Quyền nghiên cứu khoa học
    • Nghiên cứu vũ trụ
    c. Quyền được phát triển của công dân

    * Khái niệm : Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong moi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất ; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa; được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

    - Quyền được hưởng thụ đời sống vật chất và tinh thần để phát triển toàn diện

    • Đời sống vật chất: Có mức sống đấy đủ để phát triền về thể chất, được chăm sóc sức khoẻ…
    • Đời sống tinh thần: Đựơc tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng, được vui chơi, giải trí..
    - Quyền được khuyến khích bồi dưỡng để phát triển tài năng

    • Người học giỏi, có năng khiếu được bồi dưỡng, ưu tiên tuyển chọn vào các trường ĐH
    • Những người có tài được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển, cống hiến cho Tổ quốc
    2. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo, phát triển của công dân

    • Là quyền cơ bản của công dân, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội ta.
    • Là cơ sở, điều kiện cần thiết để con người được phát triển toàn diện, trở thành những công dân tốt, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa.
    3. Trách nhiệm của NN và công dân

    a. Trách nhiệm của Nhà nước

    • Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để quyền này thực sự đi vào đời sống của mỗi người dân
    • Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục
    • Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học
    • Nhà nước bảo đảm những điều kiện để phát hiện bồi dưỡng nhân tài cho đất nước
    b. Trách nhiệm của công dân

    • Có ý thức học tập tốt, xác định mục đích học là học cho mình, phục vụ cho gia đình và xã hội.
    • Có ý chí vươn lên, luôn tìm tòi và phát huy tính sáng tạo, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất.
    • Có ý thức góp phần nâng cao dân trí của công dân Việt Nam, làm cho đất nước ta trở thành một nước phát triển, văn minh.
    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
    Câu 1: Bằng ví dụ minh họa, hãy chứng minh rằng quyền học tập của công dân Việt Nam hiện nay đang được thực hiện tốt.

    Hướng dẫn giải:
    Hiện nay, nước ta đang thực hiện tốt quyền học tập của công dân. Điều đó được thể hiện:

    Tất cả các trẻ em trong độ tuổi đến trường đều có quyền được đến trường, được học tập được lựa chọn môi trường học tập của mình phù hợp .

    Hiện nay, nhà nước đang có chính sách phổ cập giáo dục đến cấp trung học cơ sở. Tức là tất cả các em sinh ra và lớn lên ít nhất phải học hết cấp 2. Tiến tới, nhà nước ta đang có chính sách nâng cấp lên thành phổ cập THPT.

    Nhà nước ngày càng đầu tư mạnh về trang thiết bị học tập, các chế độ hỗ trợ học phí cho những học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu vùng xa để khuyến khích các em được đến lớp.

    Bên cạnh hệ thống trường lớp công lập, Nhà nước còn khuyến khích mọi đối tượng tham gia công tác xã hội hóa giáo dục (mở thêm nhiều loại hình trường lớp ngoài công lập) để tạo điều kiện tối đa cho các em trong độ tuổi đến trường được đi học.

    Ngoài ra các đối tượng khác cũng được khuyến khích và tạo mọi điều kiện để được học tập nâng cao trình độ, được bồi dưỡng kiến thức không ngừng.

    Cơ hội học tập ngày càng nhiều hơn, quyền được học và được tự do chọn lựa trường học, ngành học, thời gian học được khẳng định rõ trong luật giáo dục, luật dạy nghề...

    Câu 2: Tại sao nói quyền học tập của công dân Việt Nam thể hiện tính nhân văn của chế độ xã hội ở nước ta?

    Hướng dẫn giải:
    Không phải ở chế độ xã hội nào trẻ em cũng được quyền học tập. Quay lại lịch sử thời xã hội phong kiến, tỉ lệ biết chữ của nhân dân ta rất ít, chỉ có con của giai cấp bóc lột mới được biết chữ.

    Ngày nay, khi đất nước đã dần phát triển thì nền giáo dục từ đó cũng được phát triển theo. Tính đến thời điểm hiện nay, chúng ta đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, đang từng bước phổ cập trung học cơ sở và trung học phổ thông. Đây là một bước tiến vượt bậc của đất nước, thể hiện chủ trương, quan điểm của đảng tất cả vì con người, thực hiện điều mong muốn của Bác Hồ “ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Đây chính là tính nhân văn của chế độ xã hội ở nước ta.

    Câu 3: Theo em, tại sao Hiến pháp và Luật Giáo dục nước ra quy định công dân có quyền học tập bằng các hình thức khác nhau và ở các loại hình trường, lớp khác nhau?

    Hướng dẫn giải:
    Ở mỗi vùng miền, địa phương có những hoàn cảnh khác nhau. Do đó, không phải ai cũng có được những điều kiện tốt nhất để cho con em mình đi học. Chính điều đó dẫn đến sự ra đời của nhiều loại hình trường lớp khác nhau (công lập, tư thục, bán công…). Sự đa dang đó giúp những mỗi người có thể lựa chon được những môi trường phù hợp với hoàn cảnh của gia đình…

    Chính vì vậu mà Hiến pháp và Luật Giáo dục nước ra quy định công dân có quyền học tập bằng các hình thức khác nhau và ở các loại hình trường, lớp khác nhau.

    Câu 4: Em hãy nêu ví dụ chứng minh rằng công dân có quyền sáng tạo và phát triển

    Hướng dẫn giải:
    Mỗi công dân sinh ra và lớn lên đều có quyền sáng tạo và phát triển. Miễn sao sự sáng tạo và phát triển đó không vi phạm đến pháp luật.

    Ngày nay, khi đất nước phát triển thì sự sáng tạo (nhất là của giới trẻ) ngày càng bùng nổ mạnh mẽ. Nhiều phát minh mới được ra đời, phục vụ cho cuộc sống của người dân. Điển hình mới đây, Anh Trịnh Quốc Tuấn ở Bình Dương đã sáng chế ra chiếc máy ấp trứng cho gia cầm từ phế thải, giá thành rẻ, hiệu quả cao, áp dụng hiệu quả trong thực tiễn. Năm 2010, anh đã được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao tặng giải thưởng Sáng tạo trẻ….

    Câu 5: Bằng kiến thức đã học và qua những hiểu biết của mình từ thực tiễn, hãy chứng minh rằng Nhà nước ta luôn quan tâm đảm bảo quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

    Hướng dẫn giải:
    Muốn cho đất nước phát triển thì nền giáo dục nước đó phải phát triển. Vì vậy, nước ta luôn chú trọng đến mảng giáo dục, luôn quan tâm và đảm bảo đến quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

    Trước hết, nhà nước thư Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước có chính sách về học phí, học bổng để giúp đỡ, khuyến khích người học; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh là con em liệt sĩ, thương binh, trẻ tàn tật, mồ côi, không nơi nương tựa, học sinh dân tộc thiểu số, học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

    Bên cạnh đó, nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, có chính sách chăm lo điều kiện làm việc, lợi ích vật chất và tinh thần của người nghiên cứu, phát minh và ứng dụng khoa học, công nghệ; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả đối với phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật và các tác phẩm, công trình khoa học.

    Ngoài ra, nhà nước cũng đảm bảo những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, khuyến khích, tạo điều kiện cho những người học giỏi, có năng khiếu được phát triển,...

    Câu 6: Linh và Lan là học sinh lớp 12 Trường Trung học phổ thông X.M. Trong cuộc sống hàng ngày, hai bạn thường hay tâm sự với nhau, thường kể cho nhau nghe về những suy nghĩ, tình cảm của mình. Điều làm Linh băn khoăn mãi là liệu học sinh Trung học phổ thông có quyền viết bài để đăng báo hay không?

    Em hãy giúp Linh giải quyết nỗi băn khoăn này và cho biết đây là quyền gì của công dân.

    Hướng dẫn giải:
    Không chỉ học sinh phổ thông mà học sinh tiểu học hay học sinh trung học cơ sở cũng đều có thể viết bài đăng báo.

    Do đó, bạn Linh hoàn toàn có thể viết bài, sáng tao tác phẩm để có thể gửi đăng các báo mà mình muốn.

    Đây là điều được Nhà nước rất khuyến khích, thể hiện quyền sáng tạo của công dân.

    Câu 7: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây:

    Quyền được phát triển của công dân có nghĩa là:

    a. Mọi công dân đều có đời sống vật chất đầy đủ.

    b. Mọi công dân đều có quyền được hưởng sự chăm sóc y tế.

    c. Mọi công dân đều được hưởng sự ưu đãi trong học tập để phát triển năng khiếu.

    d. Những người có tài được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển tài năng.

    Hướng dẫn giải:
    Đáp án đúng là:

    Quyền được phát triển của công dân có nghĩa là:

    b.Mọi công dân đều có quyền được hưởng sự chăm sóc y tế.

    d.Những người có tài được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển tài năng.

    Xem toàn bộ: Bài 8: Luật pháp với sự phát triển của công dân - GDCD 12 (Trang 83 – 92 SGK)
    Từ khóa tìm kiếm Google: câu trả lời đúng, Quyền, phát triển, công dân.