Bài 8: Nước Mĩ - Lịch sử 9

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    I. Tình hình kinh tề nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai

    • 1945-1950: giàu mạnh, chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản:
    • Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm hơn một nưả sản lượng công nghiệp thế giới.
    • Sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần sản lượng của Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Itali và Nhật Bản cộng lại (1949)
    • Nắm trong tay ¾ dự trữ vàng toàn thế giới.
    • Quân sự mạnh nhất thế giới, độc quyền về hạt nhân
    • Sau chiến tranh thế giới thứ II Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.
    • Vẫn còn những bất công xã hội như kỳ thị chủng tộc, phân biệt giàu nghèo…
    • Nguyên nhân kinh tế tăng trưởng nhanh sau chiến tranh thế giới thứ II:
      • Thu nhiều lợi nhuận nhờ buôn bán vũ khí.
      • Không bị chiến tranh tàn phá
      • Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào
      • Tận dụng khoa học- kĩ thuật tiến tiến.
      • Tập trung sản xuất và tư bản cao.
      • Quân sự hóa nền kinh tế để buôn bán vũ khí
    • Thập niên sau 1970:
      • Không còn giữ ưu thế (Sản lượng công nghiệp chiếm 39,8% của thế giới) do sự cạnh tranh của Nhật bản và Tây Âu.
      • Kinh tế Mĩ không ổn định, thường xuyên xảy ra suy thoái.
      • Sự phân biệt giàu nghèo, kỳ thị chủng tộc.
      • Không ổn định về kinh tế chính trị và xã hội ở Mĩ.
      • Chi phí nhiều cho quân sự như chạy đua vũ trang, thực hiện chiến tranh xâm lược.
    II. Sự phát triển về khoa học – kỹ thuật

    • Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai.
    • Do có nhiều nhà khoa học lỗi lạc di cư sang Mĩ, vì ở đây có điều kiện hòa bình và đầy đủ phương tiện làm việc.
    • Đạt được những thành tựu kì diệu: đi đầu sáng tạo ra công cụ sản xuất mới, nguồn năng lượng mới, những vật liệu tổng hợp mới; khoa học vũ trụ, thông tin liên lạc, giao thông vận tải, cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp; sản xuất vũ khí hiện đại.
    • Nhờ khoa học – kỹ thuật nên kinh tế Mỹ phát triển nhanh và đời sống vật chất nhân dân được nâng cao.
    III. Chính sách đối nội, đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh

    • Thể chế dân chủ ngày càng chặt chẽ, vô hiệu hóa hoạt động của công đoàn
    • Đảng Dân Chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền phục vụ lợi ích của tập đoàn tư bản cầm quyến.
    • Đối nội:
      • Cấm Đảng Cộng sản Mỹ hoạt động.
      • Chống lại phong trào đình công,loại bỏ những người tiến bộ ra khỏi bộ máy nhà nước
      • Thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc.
      • Thí dụ: “Mùa hè nóng bỏng” – da đen- 1963-1969-1975.
      • Phong trào phản chiến –“Chiến tranh Việt Nam” 1960-1972.
    • Đối ngoại: đề ra ”Chiến lược toàn cầu”, mưu đồ bá chủ thế giới:
      • Mục tiêu:
        • Ngăn chặn, đẩy lùi, tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.
        • Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân, phong trào dân chủ tiến bộ trên thế giới.
        • Khống chế đồng minh của Mỹ bằng viện trợ.Nhưng thất bại ở Trung Quốc,Triều Tiên và Việt Nam
      • Để thực hiện:
        • Viện trợ kinh tế, quân sự cho đồng minh của Mỹ.
        • Chạy đua vũ trang, chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
        • Lập khối quân sự, gây chiến tranh xâm lược.
        • Xác lập trật tự thế giới đơn cực do Mỹ hoàn toàn khống chế và chi phối.
        • Các khối quân sự do Mỹ đứng đầu là: NATO, SEATO, CENTO, ANZUS.
        • Mỹ đã đạt được một số thành công, góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.