Bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX - Lịch sử 8

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết

    I. Sự xâm lược và chính sách cai trị của Anh

    Giá trị lương thực xuất khẩuSố người chết đói
    NămSố lượngNăm Số người chết
    1840
    1858
    1901
    858. 000 livrơ
    3. 800. 000 livrơ
    9. 300. 000 livrơ
    18251850
    18501875
    18751900
    400. 000
    5. 000. 000
    15. 000. 000
    • Nhận xét:
      • Thực dân Anh thi hành chính sách bóc lột nặng nề.
      • Xuất khẩu lương thực tăng nhanh.
      • Số người chết đói tăng nhanh.
      • Trong 25 năm đã có 15 triệu ngưới chết đói.
    • Thế kỷ XVIII Anh đặt cai trị Ấn Độ:
      • Lợi dụng sự khác biệt về đẳng cấp, tôn giáo và sự tồn tại của nhiều vương quốc để áp dụng chính sách “chia để trị”,”dùng người Ấn trị người Ấn”
      • Thực hiện chính sách ngu dân trong lĩnh vực tôn giáo.
      • Tận lực vơ vét, bóc lột người dân, biến Ấn Độ thành nơi tiêu thụ hàng hóa.
      • Đời sống nhân dân bần cùng và chết đói
    II. Phong tròa đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ

    1. Các phong trào tiêu biểu

    • 1857-1859: khởi nghĩa của binh lính Xi-pay ở Bắc và Trung Ấn
    • 1875-1885: cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân Ấn.
    • 1885: Đảng Quốc Đại của giai cấp tư sản Ấn đấu tranh giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế dân tộc.
    • 1905: nhiều cuộc biểu tình chống chính sách “chia để trị” của Anh đối với Ben gan.
    • 7/1908: công nhân Bom-pay bãi công chính trị, xây dựng chiến lũy chống thực dân Anh, đây là cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp vô sản đã biểu dương lực lượng và bênh vực người yêu nước.
    2. Diễn biến khởi nghĩa Xi-pay 1857-1859

    • Bất mãn việc thực dân bắt giam những người lính có tư tưởng chống Anh, 60. 000 lính Xi pay cùng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.
    • Khởi nghĩa lan rộng khắp miền Bắc và một phần miền trung Ấn Độ.
    • Nghĩa quân đã lập chính quyền ở ba thành phố lớn, cuộc khởi nghĩa duy trì được 2 năm thì bị đàn áp dã man.
    • Ý nghĩa: tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh.
    • Đảng Quốc Đại: thành lập; mục tiêu đấu tranh; và quá trình hoạt động:
      • Năm 1885, Đảng Quốc dân Đại Hội gọi tắt là Đảng Quốc Đại (chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc) được thành lập nhằm đấu tranh giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế dân tộc.
      • Trong quá trình hoạt động, Đảng phân hóa thành 2 phái:
        • Phái “ôn hòa” chủ trương thỏa hiệp, chỉ yêu cầu chính phủ thực dân cải cách.
        • Phái “Cấp Tiến” do Ti lắc cầm đầu, có thái độ kiên quyết chống Anh.
    • Tháng 6/1908, chính quyền Anh bắt giam Ti lắc và nhiều đồng chí cách mạng khác.
    • Hạn chế của phái cấp tiến: không gắn liền đấu tranh giải phóng dân tộc với cuộc đấu tranh chống phong kiến.