Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn minh ở cộng đồng dân cư - GDCD 8

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    A. Kiến thức trọng tâm


    I. Đặt vấn đề

    Gợi ý trả lời câu hỏi:



    a) Theo em, những hiện tượng nêu ở mục 1 có ảnh hưởng gì tới cuộc sống của người dân ?

    • Các em lấy vợ, lấy chồng phải xa gia đình sớm, có em không được đi học.
    • Những cặp vợ chồng trẻ bỏ nhau, cuộc sống trở nên dang dở.
    • Sinh ra đói nghèo
    • Người bị coi là có ma thì căm ghét xua đuổi, họ phải chết hoặc phải đối xử rất thậm tệ, cuộc sống cô độc khốn khổ.


    b) Vì sao làng Hinh được công nhận là làng văn hoá ?

    Làng Hinh được công nhận là làng văn hoá bởi vì:

    • Vệ sinh sạch sẽ
    • Không có dịch bệnh lây lan
    • Bà con ốm đau được đến trạm xá
    • An ninh, trật tự được giữ vững
    • Trẻ em đủ tuổi được đến trường
    • Đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ…


    c) Những thay đổi ở làng Hinh có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của mỗi người dân và cả cộng đồng ?

    • Những thay đổi ở làng Hinh đã có ảnh hưởng tới cuộc sống của mỗi người dân và cả cộng đồng:
    • Mỗi người dân trong cộng đồng đều yên tâm sản xuất làm kinh tế
    • Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân


    II. Nội dung bài học

    *Khái niệm:

    • Cộng đồng dân cư là toàn thể những người cùng sinh sống ở một khu vực, lãnh thổ, đơn vị hành chính nhất định. Họ có mối quan hệ chặt chẽ khắn khít v?i nhau.
    *Biểu hiện:

    • Tham gia xóa đói giảm nghèo
    • Đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn
    • Động viên con cháu đến trường đi học
    • Giữ gìn vệ sinh
    • Phòng chống tệ nạn xã hội
    • Bài trừ mê tín dị đoan
    *Biện pháp góp phần xây dựng nếp sống văn minh

    • Thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước
    • Xây đựng đời sống văn hoá và tinh thần lành mạnh phong phú.
    • Nâng cao dân trí, chăm lo giáo dục sức khoẻ
    • Xây dựng tình đoàn kết làng xóm
    • Giữ gìn trật tự an ninh
    • Vệ sinh môi trường
    • Giữ gìn kỉ cương pháp luật
    *Học sinh rèn luyện:

    • Ngoan ngoãn kính trọng lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô, anh chị em và bà con làng xóm,.
    • Chăm chỉ học tập
    • Tham gia các hoạt động xã hội
    • Quan tâm giúp đỡ những người khó khăn
    • Tránh xa tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan
    • Thực hiện nếp sống văn minh
    B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
    Câu 1: Em hãy tự nhận xét bản thân và gia đình em đã có những việc làm nào đúng, việc làm nào sai trong việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng ?

    Hướng dẫn giải:
    Trong việc xây dựng nếp sống văn hóa, em nhận thấy:

    Những việc làm đúng bao gồm:

    • Thực hiên đúng và nghiêm túc chủ trương của Đảng và nhà nước.
    • Ủng hộ đồng bào lũ lụt, các bạn học sinh khó khăn ở vùng sâu vùng xa.
    • Tham gia vệ sinh sạch sẽ, đường làng ngõ xóm.
    • Có ý thức vệ sinh, làm sạch môi trường sống.
    • Ý thức tiết kiệm….
    Những việc làm chưa đúng bao gồm:

    • Còn tin vào một số hủ tục mê tín dị đoan
    • Còn ham chơi, thỉnh thoảng la cà hàng quán
    • Chưa vận động bà con tiết kiệm, ý thức thực hiện chủ trương Đảng và nhà nước…
    Câu 2: Theo em, những biểu hiện nào sau đây là xây dựng nếp sống văn hoá (và ngược lại) ? Vì sao ?

    a) Các gia đình giúp nhau làm kinh tế, xoá đói giảm nghèo ;

    b) Trẻ em tụ tập ở quán xá, la cà ngoài đường ;

    c) Bỏ trồng cây thuốc phiện ;

    d) Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường ;

    đ) Sinh đẻ có kế hoạch ;

    e) Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình ;

    g) Trồng cây ở đường làng, ngõ xóm ;

    h) Tảo hôn (lấy vợ, lấy chồng trước tuổi mà pháp luật quy định) ;

    i) Tích cực đọc sách báo ;

    k) Làm vệ sinh đường phố, làng, xóm ;

    l) Chữa bệnh bằng cúng bái, bùa phép ;

    m) Tụ tập đánh bạc, chích hút ma tuý ;

    n) Nghe và tuyên truyền tin đồn nhảm ;

    o) Xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em.

    Hướng dẫn giải:
    • Những biểu hiện có nếp sống văn hóa: (a), (c), (d), (đ), (g), (i), (k), (o).
    Bởi vì: Đây là những hành động thể hiện sự đoàn kết, gắn bó giúp đỡ lẫn nhau. Cùng tương trợ, góp ý, xây dựng cho nhau để có những hành động hay, hành động đẹp bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp, đoàn kết láng giềng…

    • Những biểu hiện không xây dựng nếp sống văn hóa: (b), (e), (l), (h), (m), (n)
    Bởi vì những hành động này chưa thể hiện nếp sống văn hóa. Đó là những hành động thể hiện thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội và hậu quả của những phong tục mê tín dị đoan cần đẩy lùi…

    Câu 3: Em có nhận xét gì về nếp sống văn hoá nơi gia đình em ở ? Lấy một vài ví dụ về những việc mà theo em là góp phần xây dựng nếp sống văn hoá và ngược lại.
    Hướng dẫn giải:
    Gia đình em đang sinh sống tại một quận của nội thành thành phố. Cho đến thời điểm này, em nhận thấy, khu phố nơi em sống đã có nếp sống văn hóa.

    Điều đó được thực hiện thông qua các hành động:

    • Khu phố sạch sẽ, đúng giờ đổ rác mọi gia đình đều mới mang rác đi đổ, không vứt bừa bãi.
    • An ninh của khu phố luôn được đảm bảo
    • Mọi người cố gắng làm ăn, học tập, không có các hiện tượng tệ nạn xã hội.
    • Mỗi gia đình đều sinh đẻ có kế hoạch…
    Câu 4: Hãy tìm một việc làm mà em cho là thiết thực nhất để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá tại nơi em ở.

    Hướng dẫn giải:
    Hiện nay, đang là mùa hè, hiện tượng chập điện cháy nổ đang diễn ra nhiều nơi. Do đó, để mọi người, mọi nhà được an toàn, em đã cùng một số bạn tình nguyện đạp xe, phát bài tuyên truyền tiết kiệm điện và an toàn cháy nổ để mọi người được biết và phòng ngừa.