A. Kiến thức trọng tâm 1. Tình huống Gợi ý trả lời câu hỏi: a) Em đồng ý với cách cư xử của bạn nào trong tình huống trên? Vì sao? - Em đồng ý với cách ứng xử của bạn Tuyết. - Vì bạn Tuyết thể hiện là người lịch sự tế nhị thông qua ứng xử của mình: Cử chỉ đứng nép vào cửa để khỏi làm phiền thầy và các bạn trong lớp thể hiện sự khiêm tốn, lịch sự, tế nhị. Tuyết chờ thầy nói hết câu mới đứng ra giữa cửa, đứng nghiêm chào thầy và nói lời xin lỗi. Đó là một hành vi thể hiện sự kính trọng thầy, thể hiện hành vi đạo đức trong quan hệ thầy và trò, đồng thời cũng thể hiện Tuyết là người hiểu biết trong cách ứng xử lịch sự và tế nhị. b) Nếu em là thầy Hùng, em sẽ có thái độ như thế nào trước hành vi của các bạn vào lớp muộn? - Nếu em là thầy Hùng, em sẽ nhẹ nhàng nhắc nhở các bạn và nêu tấm gương bạn Tuyết để các bạn tự liên hệ và rút ra kinh nghiệm và khuyết điểm cho bản thân mình. 2. Nội dung bài học * Khái niệm: Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc. Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiêu biết, có văn hóa. * Biểu hiện: Lời nói, cử chỉ hành động giao tiếp: đúng chuẩn mực, thể hiện sử hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ con người với con người. Tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh. * Ý nghĩa: Tạo nên một môi trường giao tiếp thân mật để học hỏi lẫn nhau, cùng giúp đỡ nhau. Được mọi người trân trọng, yêu mến và tin tưởng. Bản thân tự tin hơn trong cuộc sống Thể hiện trình độ văn hóa, đạo đức của mỗi người. * Ca dao: Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. * Rèn luyện: Học tập tốt đển có kiến thức, hiểu biết, để phục vụ cuộc sống. Có ý thức rèn luyện cử chỉ, hành vi, sử dụng ngôn ngữ sao cho lịch sự, tế nhị. Tôn trọng đề cao những người lịch sự, tế nhị. Phê phán, lên án những hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ thiếu lịch sự, tế nhị, đồng thời giúp đỡ họ cùng rèn luyện. B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI Bài tập a: Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng những biểu hiện thể hiện sự lịch sự, tế nhị: Nói nhẹ nhàng Nói dí dỏm Thái độ cục cằn Cử chỉ sỗ sàng Ăn nói thô tục Biết lắng nghe Biết cảm ơn, xin lỗi Nói trống không Nói quá to Quát mắng người khác Biết nhường nhịn Hướng dẫn giải: Những biểu hiện lịch sự: Nói nhẹ nhàng Biết lắng nghe Biết cảm ơn, xin lỗi Những biểu hiện tế nhị: Biết nhường nhịn Bài tập b: Em hãy nêu một ví dụ về cách ứng xử lịch sự, tế nhị mà em biết? Hướng dẫn giải: Nam dậy muộn nên phải vội vàng đi học kẻo muộn. Sau khi dắt xe xong, Nam chạy hì hục vào lớp mà quên để ý người khác. Bỗng Nam va vào một bạn nữ của lớp cạnh bên làm bạn ấy ngã. Nam vội vàng dìu bạn ấy đứng dậy và gom đồ cho bạn ấy. Xong xuôi, Nam mới hỏi thăm bạn có làm sao không và xin lỗi bạn ấy vì không để ý. Bạn nữ vui vẻ chấp nhận lời xin lỗi của Nam. Như vậy, Nam là một người biết nhận lỗi và xin lỗi, Nam là người lịch sự và tế nhị. Bài tập c: Em hãy phân tích một hành vi của bản thân đã thể hiện thái độ lịch sự, tế nhị ( hoặc thiếu lịch sự, tế nhị) nếu có? Hướng dẫn giải: Học sinh tự liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi này Bài tập d: Tuấn và Quang rủ nhau xem ca nhạc. Vào cửa rạp, Tuẫn vẫn hút thuốc lá. Quang ghé sát vào tai Tuấn nhắc nhở tắt thuốc lá. Nhưng Tuấn lại trả lời để mọi người xung quanh nghe thấy: "Việc gì phải tắt thuốc lá". Em hãy phân tích những hành vi, cử chỉ của Tuấn và Quang trong tình huống trên? Hướng dẫn giải: Hành vi, cử chỉ của Quang thể hiện là người lịch sự, tế nhị, có ý thức cao ở nơi công cộng, cư xử rất có văn hóa. Điều đó thể hiện khi Quang đã biết nhẹ nhàng ghé sát tai bạn để nhắc nhở nhằm không muốn Tuấn bị những người khác nhòm ngó và khinh bỉ với hành động thiếu lịch sự của mình là hút thuốc nơi đông người. Hành vi, cử chỉ của Tuấn thể hiện ý thức kém, thiếu lịch sự, tế nhị, cư xử không có văn hóa. Điều đó thể hiện việc Tuấn không chịu thừa nhận hàng động chưa tốt của mình mà còn cố tình nói lớn gây mất trật tự trong không gian nhiều người.