Bài tập hình học trường Đông của thầy Sỹ Đức Quang và thầy Lê Bá Khánh Trình

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài tập hình học trường Đông của thầy Sỹ Đức Quang và thầy Lê Bá Khánh Trình

    LTTK Education xin giới thiệu với bạn đọc Bài tập hình học trường Đông của thầy Sỹ Đức Quang và thầy Lê Bá Khánh Trình để bạn đọc tham khảo học tập những điều bổ ích mà tài liệu này mang lại nhé! Chúc các em học tập thật tốt và mang lại nhiều kết quả khả quan cho bản thân nhé!

    [​IMG]

    ✪ ✪ ✪ ✪ ✪


    Link tải tài liệu:

    LINK TẢI TÀI LIỆU

    Bài tập hình học trường Đông của thầy Sỹ Đức
    Quang và thầy Lê Bá Khánh Trình
    LuyenThiThuKhoa.vn
    Thầy Sỹ Đức Quang
    Bài 1. Cho tam giác nhọn không cân ABC nội tiếp đường tròn (O). Lấy P là một điểm nằm
    trong (O) và khác O. Các tiếp tuyến tại B, C của (O) cắt nhau tại D, xác định tương tự
    với E, F . Lấy X là điểm Lemoine của 4BP C. Xác định tương tự với Y, Z. Chứng minh
    rằng DX, EY, F Z đồng quy.
    Bài 2. Cho tam giác ABC nhọn không cân nội tiếp đường tròn (O). Lấy D, E, F lần lượt là chân
    các đường cao của tam giác ABC. Đường tròn (AOD), (BOE), (COF ) cắt lại (DEF ) tại
    X, Y, Z.
    a) Chứng minh AX, BY, CZ đồng quy.
    b) Gọi H là trực tâm tam giác ABC, L1, L2 lần lượt là điểm Lemoine của 4ABC và
    4XY Z. Chứng minh rằng HL1 k OL2.
    Bài 3. Cho tam giác ABC nhọn không cân có tâm nội tiếp (I). Gọi X, Y, Z lần lượt là chân các
    đường đối trung tại đỉnh I của 4BIC, 4CIA, 4AIB. Chứng minh rằng AX, BY, CZ
    đồng quy.
    Bài 4. Cho tam giác ABC không cân có trọng tâm G. Lấy D, E, F lần lượt là trung điểm
    BC, CA, AB. Dựng đường tròn qua E, F và tiếp xúc với cung nhỏ BC của (O) tại X.
    Tia XG cắt (DEF ) tại A1. Xác định tương tự với Y, Z và B1, C1. Chứng minh rằng
    a) AA1, BB1, CC1 đồng quy.
    b) AG, BZ, CY đồng quy.
    Bài 5. Cho tam giác ABC nhọn không cân có trực tâm H nội tiếp (O) và trọng tâm G. Chân
    đường cao ứng với đỉnh A, B, C lần lượt là D, E, F . Đoạn GA, GB, GC cắt (DEF )
    lần lượt tại Ga, Gb, Gc. Các tia HGa, HGb, HGc cắt (O) tại X, Y, Z. Các đường tròn
    (AOD), (BOE), (COF ) cắt lại (O) tại X0, Y 0, Z0. Chứng minh rằng XX0, Y Y 0, ZZ0 đồng
    quy trên OH.
    Bài 6. Cho tam giác ABC không cân, điểm P bất kì trong tam giác. Lấy D, E, F lần lượt là
    trung điểm các cạnh BC, CA, AB. Tia AP, BP, CP lần lượt cắt (O) tại X, Y, Z. Lấy điểm
    −−→
    −−→ −−→


    → −−→
    −→
    A1, B1, C1 thỏa mãn AA1 = 2DX, BB1 = 2EY , CC1 = 2F Z. Chứng minh đường tròn
    (A1B1C1) đi qua điểm cố định khi P thay đổi.
    Bài 7. Cho tam giác ABC có chân đường cao hạ từ A, B, C lần lượt là D, E, F . Lấy A1, B1, C1
    thuộc đường tròn (ABC) sao cho AA1, BB1, CC1 đồng quy tại X. Lấy A2, B2, C2 đối
    xứng của A1, B1, C1 qua D, E, F . Chứng minh rằng (A2B2C2) đi qua trực tâm của tam
    giác ABC.
    1
    Bài 8. Cho tam giác ABC ngoại tiếp (I). Đường thẳng qua A vuông góc với AI cắt đường trung
    bình của 4ABC ứng với đỉnh A tại X. Định nghĩa tương tự với Y, Z.
    a) Chứng minh rằng đường tròn (AXI), (BY I), (CZI) có một điểm chung khác I nằm
    trên IG (G là điểm Gergone của tam giác ABC)
    b) Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm BC, CA, AB. Lấy X0, Y 0, Z0 đối xứng với X, Y, Z
    qua trung điểm N P, P M, M N . Chứng minh X0, Y 0, Z0 thẳng hàng và vuông góc với OI.
    Bài 9. Cho tam giác ABC ngoại tiếp (I). Tiếp điểm của (I) trên BC, CA, AB là D, E, F . Lấy
    K là giao điểm của EF và BC. Đường tròn đường kính DK cắt (I) tại P khác D. Đường
    tròn (AEF ) cắt (ABC) tại T khác A. Tiếp tuyến tại P của (I) cắt AT tại S. D0 là chân
    đường phân giác ứng với đỉnh A của 4ABC. Chứng minh rằng SD0 tiếp xúc với (I).
    Bài 10. Cho tứ giác ABCD nội tiếp (O), AC cắt BD tại K. Lấy G, H là trung điểm AB, CD.
    (I) là đường tròn (GHK). (I) giao (O) tại M, N sao cho tứ giác M GHN lồi. M G cắt
    HN tại P , M N cắt GH tại Q. Chứng minh P K ⊥ IQ.
    Bài 11. Cho tam giác ABC ngoại tiếp (I) tiếp điểm trên BC, CA, AB là D0, E0, F 0. Lấy Q thuộc
    tam giác ABC, AQ, BQ, CQ cắt BC, CA, AB lần lượt tại M, N, P . Tiếp tuyến của (I)
    tại M, N, P cắt nhau tại thành tam giác DEF . Chứng minh rằng DD0, EE0, F F 0 đồng
    quy.
    Bài 12. Cho tam giác nhọn không cân ABC nội tiếp (O) và ngoại tiếp (I) có đường tròn bàng
    tiếp (Ia), (Ib), (Ic). Đường thẳng qua Ia song song với IcC cắt IbB tại O1. Đường thẳng
    qua Ia song song với IbB cắt Ic tại O2. Xác định tương tự O3, O4 ứng với Ib và O5, O6 ứng
    với Ic.
    a) Chứng minh đường thẳng qua Ia vuông góc với O1O2, đường thẳng qua Ib vuông góc
    với O3O4 và đường thẳng qua Ic vuông góc với O5O6 đồng quy.
    b) Giả sử (Ia) tiếp xúc với BC, CA, AB tại K, M, N . Chứng minh rằng nếu trung điểm
    của M N nằm trên (O) thì K nằm trên OI.
    Bài 13. Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O) và ngoại tiếp (I). Đường tròn (I) tiếp xúc
    với BC, CA, AB tại A1, B1, C1. Đường tròn bàng tiếp đối diện góc A là (Ia) tiếp xúc
    BC, CA, AB tại A2, B2, C2.
    a) Lấy IIa cắt A1C1, A2B2 lần lượt tại M, N . Chứng minh M, N, A1, A2 đồng viên.
    b) Giả sử bán kính đường tròn (O) và (Ia) bằng nhau. Chứng minh BB2 và CC2 cắt nhau
    trên (O).
    Bài 14. Cho tam giác ABC ngoại tiếp (I), tiếp điểm trên AC, AB là E, F . Lấy M là trung điểm
    AB. AM cắt EF tại N . Đường tròn đường kính BC cắt BI, CI lần lượt tại X và Y .
    N X
    AC
    Chứng minh rằng
    =
    .
    N Y
    AB
    Bài 15. Cho tam giác ABC có trực tâm H và tâm ngoại tiếp (O). Đường tròn nội tiếp (I) tiếp
    xúc với BC tại K. Chứng minh rằng IO k BC khi và chỉ khi AO k HK.
    Bài 16. Cho tam giác ABC nhọn không cân. Lấy D thuộc BC. Gọi I1, I2 lần lượt là tâm nội tiếp
    của 4ADB và 4ADC. Lấy O1, O2 là tâm ngoại tiếp của 4AI1D và 4AI2D. Lấy P là
    giao điểm của I1O2 và I2O1. Chứng minh rằng DP ⊥ BC.
    2
    Thầy Lê Bá Khánh Trình
    Bài 1. Cho tam giác ABC nội tiếp (O) có B, C cố định và A thay đổi trên (O). Dựng ra phía
    ngoài tam giác các hình vuông ABEG và ACF K. AK cắt BE tại M và AG cắt CF tại
    N . Chứng minh rằng trục đẳng phương của hai đường tròn (EM K) và (F N G) đi qua
    điểm cố định khi A thay đổi.
    Bài 2. Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O). Trên BC lấy Lb, Lc sao cho ALb ⊥ OB và ALc ⊥
    OC. Các trung tuyến qua Lb, Lc của các tam giác LbAB và LcAC cắt nhau tại Ka. Xác
    định tương tự với Kb, Kc. Chứng minh rằng AKa, BKb, CKc đồng quy.
    Bài 3. Cho tam giác ABC không cân có D là trung điểm BC. Dựng ra phía ngoài tam giác ABC
    hai tam giác vuông tại B và C đồng dạng với nhau là 4ABE và 4ACF . Lấy M, N lần
    lượt là hình chiếu của B trên AF và C trên AE. Lấy T là giao điểm thứ hai của (M DN )
    giao với BC. Chứng minh rằng AT, BF, CE đồng quy.
    Bài 4. Cho tam giác ABC có trung tuyến AI nội tiếp (O) và A cố định, B, C thay đổi trên
    (O). Lấy P, Q trên AI sao cho P A = P B và QA = QC. Lấy hai điểm M, N sao cho
    ∠BAN = ∠ACN = ∠ABM = ∠CAM = 90◦. Chứng minh rằng MN, BP, CQ đồng quy
    tại một điểm thuộc một đường tròn cố định khi B, C thay đổi.
    Bài 5. Cho tam giác ABC nội tiếp (O) và ngoại tiếp (I). Đường tròn (I) tiếp xúc với BC tại D,
    kẻ đường kính DE của (I). Lấy điểm F trên OI sao cho tia AF đối xứng với tia AE qua
    AI. Chứng minh rằng DF đi qua giao điểm khác A của đường tròn (O) và đường tròn
    đường kính AI.
    Bài 6. Cho tam giác ABC có đường trung tuyến AD và đường phân giác AL. Lấy K sao cho
    ∠LDK = ∠LAK = 90◦. Lấy H đối xứng với A qua D. Đường tròn (AKH) cắt AB, AC
    lần lượt tại E, F . Tia AL cắt EF tại G. Chứng minh BC, EF cắt nhau trên (AGH).
    Bài 7. Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O). Lấy D trêm cung nhỏ BC và E, F trên AB, AC
    sao cho AEDF là hình bình hành. K là giao của EF của BC và M, N lần lượt là trung
    điểm BC, EF . Chứng minh D, K, M, N đồng viên.
    Bài 8. Cho tam giác ABC nội tiếp (O) có B, C cố định và A thay đổi trên (O). Kẻ đường kính
    AD, từ D kẻ tiếp tuyến với (O) cắt BC tại K. KO cắt AB, AC lần lượt tại E, F . Gọi T
    là tâm đường tròn (AEF ). Chứng minh AT đi qua điểm cố định khi A thay đổi.
    Bài 9. Cho tam giác ABC nhọn có đường cao AH. Lấy D là trung điểm BC. Đường tròn (ABH)
    cắt AC, AD tại E, M . Đường tròn (ACH) cắt AC, AD tại F, N . Đường tròn (DM H) giao
    (ACH) và (DN H) giao (ABH) tại điểm thứ hai lần lượt là P, Q. Chứng minh P Q đi
    qua trung điểm EF .
    Bài 10. Cho tam giác ABC nội tiếp (O) có BC cố định và A di chuyển trên (O) sao cho tam giác
    luôn nhọn. Gọi E, F là hình chiếu của B và C trên phân giác trong góc A. Lấy M, N lần
    lượt là các điểm đối xứng của E, F qua AB, AC. Gọi K là giao của BN và CM . Chứng
    minh rằng AK đi qua một điểm cố định khi A di chuyển.