Bài thơ Cảm xúc mùa thu của nhà thơ Đỗ Phủ

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài thơ Cảm xúc mùa thu của nhà thơ Đỗ Phủ


    07.jpg

    • Mở bài:
    Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc. Ông được vinh danh là danh nhân văn hoá thế giới, mệnh danh là Thi Thánh, một trong ba đỉnh cao của Đường thi. Hiện kho tàng thi ca của Đỗ Phủ còn khoảng 1.500 bài. Sáng tác của Đỗ Phủ là bức tranh hiện thực sinh động, chân thực về xã hội Trung Quốc thời Vãn Đường. Mỗi bài thơ là sự đồng cảm sâu sắc với nỗi khỏ đau của nhân dân, chứa chan tình yêu nước và tinh thần nhân đạo được chuyển tải trong một giọng thơ trầm uất, nghẹn ngào, chan chứa tình đời và tình người. Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) là bài thơ tiêu biểu của Đỗ Phủ.
    • Thân bài:
    Đỗ Phủ xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học và thơ ca lâu đời. Sống trong thời kì đất nước loạn lạc, đời sống nhân dân lầm than cơ cực, có chí lớn phò vua giúp nước nhưng không thành. Điều đó, ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp công danh và nội dung sáng tác thơ văn của Đỗ Phủ:
    Thu hứng
    Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
    Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.
    Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
    Tái thượng phong vân tiếp địa âm.
    Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
    Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
    Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
    Bạch Đế thành cao cấp mộ châm

    Dịch thơ:

    Cảm xúc mùa thu

    Lác đác rừng phong hạt móc sa,
    Ngàn non hiu hắt, khí thu loà.
    Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm,
    Mặt đất mây đùn cửa ải xa.
    Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,
    Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.
    Lạnh lùng giục kẻ tay đao thước,

    Thành Bạch, chầy vang bóng ác tà.

    1. Cảnh thu ở Quỳ Châu (4 câu đầu):

    Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
    Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.

    (Lác đác rừng phong hạt móc sa,
    Ngàn non hiu hắt, khí thu loà).

    – Hình ảnh “phong thụ lâm” ->báo hiệu thu đã về
    – Ngọc lộ: hạt sương móc trắng
    – “Điêu thương”: cảnh rừng phong tiêu điều
    -> Cảnh rừng phong xác xơ, lạnh lẽo
    – Hình ảnh: Vu Sơn, Vu Giáp: núi non hùng vĩ, trùng điệp
    + “khí tiêu sâm”: khí thu hiu hắt, âm u, lạnh lẽo
    -> Cảnh núi non hùng vĩ, không khí thu tiêu điều
    Bức tranh thiên nhiên mùa thu được miêu tả với cảnh đẹp rực rỡ, tráng lệ. Cảnh tiêu điều, nhuốm màu li biệt, mang tâm trạng của tác giả. Núi non hùng vĩ nhưng ảm đạm, nhạt nhòa trong hơi thu.

    Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
    Tái thượng phong vân tiếp địa âm.

    (Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm,
    Mặt đất mây đùn cửa ải xa)

    – Nước mùa: thu nổi sóng lên tận trời
    – Mây thu: sà tận đất
    – Nước mùa:thu nổi sóng lên tận trời
    ->Đối lập, động từ mạnh
    -> Cảnh thu hùng vĩ ,có phần dữ dội, các sự vật như muốn hoán đổi, đảo lộn thiên nhiên.
    → Nỗi niềm thương nhớ lo âu đối với mọi người và vừa xót xa cho chính bản thân mình.
    Cảnh tượng hoành tráng, dữ dội, âm u, mờ mịt. Cảnh vật thể hiện rõ phong cách của Đỗ Phủ giai đoạn cuối đời: trầm uất, bi tráng. Bức tranh thiên nhiên được vẽ bằng tâm cảnh, núi non trùng điệp mà hiu hắt, cảnh sôi động mà nhạt nhoà→ nỗi buồn thu. Trong cảnh ấy vẫn ngậm ngùi tình của người viết. Cảnh mùa thu có phần điêu linh, dữ dội như báo trước một điều chẳng lành.
    =>Bằng những nét chấm phá, tả cảnh ngụ tình, tác giả đã vẽ nên bức tranh mùa thu ở Quỳ Châu hùng vĩ, bí hiểm, âm u nhưng chan chứa tình người.

    2. Nỗi lòng của nhà thơ (4 câu sau)

    Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
    Cô chu nhất hệ cố viên tâm.

    (Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,
    Con thuyền buộc chặt mối tình nhà).

    – Phép đối: đối từ, đối ý và đối thanh
    -Ẩn dụ tượng trưng
    + Cúc: hoa của mùa thu
    + Con thuyền: tượng trưng cho cuộc đời nổi trôi, phiêu bạt→ chở tâm tình mong được trở về quê hương
    – Lưỡng khai (hai lần nở)
    – tha nhật lệ (giọt sương/ nước mắt tuôn)
    -> Khóc cho đất nước điêu tàn, khóc cho nhân dân lầm than, cơ cực, khóc vì xa quê
    – Cô chu: tả thực, tượng trưng -> con thuyền chở gia đình Đỗ Phủ đi lánh nạn/ Cuộc sống lênh đênh, chìm nổi, cô đơn.
    – hệ (buộc) + cố viên tâm (nỗi lòng nhớ quê nhà)
    – lưỡng (hai) → số nhiều
    – nhất (một) → duy nhất
    → Nỗi lòng nhớ quê da diết của Đỗ Phủ → lòng yêu nước của ông.
    – Tiếp tục phát triển những cảm xúc của thi nhân. Nỗi lòng được bộc lộ trực tiếp hơn. Tác giả đồng nhất nhiều sự vật và hiện tượng : Tình – cảnh; hiện tại- quá khứ; sự vật – con người .
    + “Khóm cúc …cũ” : có thể hiểu khóm cúc đã nở hoa 2 lần và cả 2 lần đều làm chảy dòng lệ cũ , hay nhìn cúc nở hoa mà tưởng chừng như cúc ứa lệ . Cảnh đã hòa vào tâm, không biết cúc ứa lệ hay thi nhân ứa lệ ? một khóm cúc nở hoa đã hai lần cũng là hai năm xa nhà, xa quê làm sao không thương nhớ không rơi lệ
    + “Tha nhật lệ” – nước mắt ngày cũ : Đỗ Phủ không chỉ khóc một lần mà đã nhiều lần ứa lệ, cuộc đời ông thường chan hòa nước mắt vì loạn li
    + “Cô chu”- con thuyền lẻ loi cô độc đang neo đậu nơi quê người đang cột chặt tấm lòng của người lữ khách tha phương
    “Con thuyền”: Hình ảnh thực, con thuyền đã chở Đỗ Phủ; Hình ảnh ẩn dụ: cuộc đời Đỗ Phủ cũng như con thuyền lẻ loi cô độc phiêu dạt giữa dòng đời
    “Buộc” : buộc con thuyền lại vì loạn lạc, buộc cả tấm lòng nhớ quê hương ở lại.
    Thời gian lưu lạc được tính bằng màu cúc nở hoa, tình cảm đau thương được đo bằng số lần nhỏ lệ. Và có sự thay đổi tầm nhìn: xa đến gần.
    Tác giả lại chọn hai hình ảnh “hoa cúc” và “con thuyền” để dienx tả nỗi nhớ quê nhà. Khai tha nhật lệ: nở ra …..nước mắt, Hệ cố viên tâm: buộc vào… trái tim. Hoa cúc nở hai lần, lần nào cũng ra nước mắt. Đỗ Phủ đã khóc từ lâu rồi: gia đình ông cũng đi trên một con thuyền chưa biết trôi dạt về đâu →càng nhớ quê hương

    Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
    Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.

    (Lạnh lùng giục kẻ tay đao thước,
    Thành Bạch, chầy vang bóng ác tà
    – Thời gian: mộ (buổi chiều)
    – Không gian: Bạch Đế thành cao
    – Âm thanh: thôi đao xích, cấp mộ châm ( rộn ràng, tiếng dao thước may áo, tiếng chày dồn dập)→ cuộc sống sinh hoạt của cư dân
    -> Bút pháp tả cảnh ngụ tình làm tăng thêm nỗi nhớ quê, nhớ nhà, người thân, da diết hơn.
    =>tâm sự yêu nước ,thương đời và cũng chính là nỗi lòng riêng tư của nhà thơ.
    Ở hai câu cuối tác giả tả cảnh nơi thành Bạch Đế rộn ràng,không khí nhộn nhịp, mọi người nô nức may áo chuẩn bị chống rét. Âm thanh đập vải đầy gợi cảm. Những âm thanh rộn rã không làm ấm lòng người lữ khách trái lại càng làm cho khách tha hương thêm não lòng. Với Đỗ Phủ mùa thu chỉ buồn bã hiu hắt nhưng mùa đông còn đáng sợ hơn: một kẻ không nhà cửa, áo ấm.
    => Tiếng chày đập vải: âm thanh thường nhậy báo hiệu mỗi độ thu về, điểm nhấn vào chỗ sâu thẳm của lòng người : nỗi đau khao khát về một mái ấm gia đình.
    • Kết bài:
    Qua bài thơ ta thấy cảnh thu gắn với mùa thu: rừng thu điêu thương, khí thu hiu hắt, hoa thu nhỏ lệ .Cảnh đời cũng không tách rời mùa thu: nỗi đau xót, cô đơn, nỗi nhớ quê da diết trong hoàn cảnh loạn li. Tình thu đẫm lệ và tình đời dâng trào cảm xúc. Bài thơ Thu hứng (Cảm xúc màu thu) thể hiện nỗi buồn riêng thấm thía và tâm sự chứa chan lòng yêu nước thương đời của tác giả.