Bài thơ Đất nước – Nguyễn Đình Thi

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài thơ Đất nướcNguyễn Đình Thi

    Bài làm:

    I. Tác giả, tác phầm

    – Nguyễn Đình Thi (1924- 2003) là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.
    – Ông sáng tác nhiều thể loại: khảo luận, triết học, văn, thơ, nhạc, kịch, lý luận phê bình.
    Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đất nước.
    – Bài thơ là sự lắp ghép nghệ thuật của ba mảng sáng tác
    + 21 câu đầu là sự lựa chọn có chỉnh lại của bài thơ S¸ng mát trong như sáng năm xưa (1948) và bài Đêm mít tinh (1949). Cả hai bài đều viết ở Việt Bắc
    + 28 câu còn lại viết tại Hà Nội (1955)
    → Cảm hứng không đến với tác giả cùng một lúc mà được ấp ủ suốt thời gian kháng chiến chống Pháp. Bài thơ là kết quả quá trình trăn trở, suy tư, nung nấu da diết về một đề tài.
    Bố cuc: bài thơ chia làm 2 phần
    – 21 câu đầu: Hoài niệm về mùa thu Hà Nội và mùa thu ở chiến khu Việt Bắc
    – Còn lại: Những suy tư và cảm nhận của Nguyễn Đình Thi về đất nước
    II. Phân tích băn bản:
    1. Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của nhà thơ:
    – Ba câu thơ đầu như tiếng đàn dạo đầu.
    Sáng mát trong như sáng năm xưa
    Gió thổi mùa thu hương cốm mới
    → Những hình ảnh trong hiện tại có sức gợi nhớ về ngày rời Hà Nội. Mùa thu Hà Nội ngày xưa trở về trong ký ức nhà thơ.
    Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
    Những phố dài xao xác hơi may
    Người ra đi đầu không ngoảnh lại
    Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
    → Từ láy gợi tả → gîi lên cảnh mùa thu với nét quen thuộc, cã nắng, có lá vàng rơi, cã gió heo may – một mùa thu rất nhẹ, rất thơ mang nét buồn xao xuyến đọng lại trong lòng người ra đi →nét đặc trưng của mùa thu Hà Nội
    – Người ra đi: đầu không ngoảnh lại
    Sau lưng thềm……………
    → Tư thế và dáng đi tỏ ra kiên quyết, dứt khoát nhưng tâm hồn vẫn lưu luyến với trời thu Hà Nội, vµ n¾ng thu, với những gì thơ mộng của thủ đô yêu dấu.
    Trong hoài niệm của nhà thơ, mùa thu Hà Nội với những cảnh vật thiên nhiên và con người hiện ra thật cụ thể và sinh động. Còn tâm trạng của nhà thơ phảng phất một nỗi buồn hiu hắt.
    Những chàng trai Hà Nội sẵn sàng từ biệt căn nhà, góc phố ra đi làm nghĩa vụ của một công dân.
    2. Mùa thu hiện tại ở chiến khu Việt Bắc:
    Mùa thu nay khác rồi
    Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
    Gió thổi rừng tre phấp phới
    Trời thu thay áo mới
    Trong biếc nói cười thiết tha!
    → câu thơ ngắn, nhịp nhanh, điệp ngữ, âm hưởng đoạn thơ vui nhộn, phơi phới,không gian rộng, trong trẻo, cảnh sắc như bừng sáng, âm thanh rộn ràng→ tâm trạng hào hứng, sôi nổi, tràn ngập niềm vui trước mùa thu cách mạng – mùa thu tràn đầy sức sống
    Trời xanh đây là của chúng ta
    Núi rừng đây là của chúng ta
    → nghệ thuật điệp từ khẳng định một cách chắc chắn về quyền tự chủ của dân tộc.
    Những cánh đồng thơm mát
    Những ngả đường bát ngát
    Những dòng sông đỏ nặng phù sa
    → Tự hào về quê hương đất nước giàu đẹp.
    Nước chúng ta
    Nước những người chưa bao giờ khuất
    Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất
    Những buổi ngày xưa vọng nói về!
    → Niềm tự hào về về quê hương, đất nước và truyền thống anh hùng của dân tộc, truyÒn thống đó chảy dài suốt chiều dài lịch sử từ xưa đến nay và mai sau luôn tồn tại trở thành truyền thống thiêng liêng
    Cảnh thu được cảm nhận qua tâm trạng, cảm hứng về mùa thu gắn liền với cảm hứng về đất nước trong từng thời kì lịch sử, mùa thu đất trời gắn liền với mùa thu cách mạng. Vì vậy qua những bức tranh về mùa thu có thể thấy được sự biến đổi trong tâm trạng của nhà thơ.
    Từ đó thấy được nhận thức và tình cảm của tác giả có sự chuyển biến. Đi vào cuộc sống mới,nhµ th¬ t×m thÊy niềm vui mới, niềm vui của con người làm chủ đất nước mình.
    – Trêi xanh,núi rừng: biểu tượng của đất nước
    3. Những suy tư và cảm nhận của Nguyễn Đình Thi về đất nước
    Sức mạnh vùng lên của đất nước:
    Đất nước đau thương (Sự khốc liệt của chiến tranh)
    Ôi những cánh đồng quê chảy máu
    Dây thép gai đâm nát trời chiều
    → Hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa khái quát; vừa hư vừa thực. Từ một hình ảnh thực do quan sát được trong một chiều hành quân, nhà thơ đã nâng lên thành một hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng khái quát về sự đau thương của đất nước trong chiến tranh. Trong ánh chiều tà, những hàng dây thép gai rào quanh đồn bốt giắc giăng tua tủa như đâm nát cả bầu trời quê hương; ráng đỏ của buổi chiều tà chiếu xuống những rãnh cày làm cho cánh đồng vùng vành đai trắng đỏ rực lên như đang chảy máu
    – Đây còn là một hình ảnh ẩn dụ (cánh đồng trời chiều). Đất nước đau thương bị tàn phá dưới tội ác của kẻ thù.
    Câu thơ trĩu nặng đau buồn, ẩn chứa một sự xót xa, một tình yêu tha thiết đối với đất nước, yêu những gì thân thương với cuộc sống con người: bầu trời, cánh đồng, lòng căm thù kẻ thù xâm lược.
    Bát cơm chan đầy nước mắt
    Bay còn giằng khỏi miệng ta
    Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
    Ðứa đè cổ, đứa lột da…
    Nhịp thơ ngắn, các câu thơ như một bản cáo trạng đanh thép về tội ác kẻ thù → cảm xúc trào dâng lòng căm thù giặc
    Đất nước anh hùng:
    Từ những năm đau thương chiến đấu
    Ðã ngời lên nét mặt quê hương
    Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
    Ðã bật lên những tiếng căm hờn
    → Hình ảnh có tính biểu tượng của một đất nước quật khởi, con ngêi vùng lên chống xâm lược.
    Xiềng xích chúng bay không khoá được
    Trời đầy chim và đất đầy hoa
    Súng đạn chúng bay không bắn được
    Lòng dân ta yêu nước thương nhà!
    → Những hình ảnh đối lập, cấu trúc nhấn mạnh khắc sâu tinh thần quật khởi, quyÕt chiến của dân tộc: Đó là hình ảnh sinh động về con người anh hùng cách mạng Việt Nam, những người anh hùng áo vải, những nông dân áo lính đứng lên chiến đấu bảo vệ đất nước .
    Ôm đất nước những người áo vải
    Đã đứng lên thành những anh hùng
    “ Ôm” thể hiện tình yêu trìu mến, thiết tha của những con người Việt Nam đối với tổ quốc.
    => Hình ảnh thơ chân thực mà phi thường.
    * Bốn câu cuối:
    Súng nổ rung trời giận dữ.
    Ngêi lên như nước vỡ bê
    Nước Việt Nam từ máu löa
    Rò bùn đứng dậy sáng loà
    → Nhịp thơ chắt khoẻ, hình ảnh ấn tượng, đoạn thơ diễn tả sức mạnh như vũ bão của quân dân ta trong trận Điện Biên Phủ. Từ hình ảnh thực tác giả khái quát hành hình ảnh cả dân tộc anh hùng đã rũ bỏ “vết nhơ nô lệ đứng lên giành độc lập tự do về tổ quốc” đất nước sáng loà.
    Ý nghĩa văn bản: Từ mùa thu của thiên nhiên, nhà thơ thể hiện niềm vui sướng, tự hào của con người làm chủ đất nước và khẳng định sức sống của dân tộc.