Bài thơ Tây Tiến có phảng phất những nét buồn đau bi tráng chứ không phải là cái buồn đau bi lụy

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài thơ Tây Tiếnphảng phất những nét buồn đau bi tráng chứ không phải là cái buồn đau bi lụy

    Bài làm:

    Mở bài

    Bài thơ được ra đời sau khi Quang Dũng rời xa đoàn quân Tây Tiến, toàn bộ bài thơ là một nỗi nhớ dài về những kỉ niệm khó quên của đời người lính. Thành công của bài thơ là đã xây dựng thành công hình tượng người lính với vẻ đẹp hào hoa, bi tráng, nhưng Trần Lê Văn đã nhận xét: “Bài thơ Tây Tiến có phảng phất những nét buồn, những nét đau, nhưng đó là cái buồn đau bi tráng chứ không phải là cái buồn đau bi lụy”.

    Thân bài

    Bài thơ mở đầu bằng một nỗi nhớ da diết về rừng núi Tây Bắc và những người lính Tây Tiến, nỗi nhớ ấy như một thước phim đang hiện dần về trong tâm trí nhà thơ .
    Tây Tiến để tái hiện lại những hình ảnh đẹp về núi rừng miền tây và đoàn binh Tây Tiến nhưng trong đó phảng phất những nét buồn, nét đau:
    + Đó là hình ảnh đoàn quân mệt mỏi trên những chặng đường hành quân giữa núi rừng hoang vu, hiểm trở: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”.
    + Là những khó khăn gian khổ, sự hiểm nguy mà người lính phải vượt qua trên đường hành quân được đặc tả bằng các từ ngữ mang giá trị tạo hình: đèo dốc khúc khuỷu, núi cao vực sâu:

    Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
    Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
    Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
    Hình ảnh “súng ngửi trời”, một cách diễn đạt ngộ nghĩnh đầy tinh nghịch theo kiểu lính).
    + Sự hiểm nguy ẩn chứa nơi rừng thiên nuớc độc luôn đe dọa đến tính mạng người lính: bệnh tật “quân xanh màu lá”, thác dữ: “Thác gầm thét” và cả thú dữ luôn rình rập: “cọp trêu người”:
    + Những người lính Tây Tiến ra đi chiến đấu vì tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc. Họ sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ của mình cho đất nước “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” và để không ít người mãi mãi nằm nơi chiến trường “Áo bào thay chiếu anh về đất”.
    Tây Tiến có cái buồn đau bi tráng chứ không phải bi lụy:
    + Dù khó khăn gian khổ nhưng những người lính ấy vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc bằng một tâm hồn nhạy cảm “Mường Lát hoa về trong đêm hơi” . Hay đó là những khi họ đứng từ trên đỉnh núi cao hướng cái nhìn về một nơi xa đang ẩn hiện trong sương núi và mưa rừng “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.
    + Sau những chặng đường dài hành quân gian khổ, người lính có được những phút giây nghỉ ngơi, quây quần bên nồi cơm nghi ngút khói ở một bản làng nào đó “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”. Đặc biệt là những phút giây họ được thả hồn trong những tiếng khèn, những điệu múa, những dáng hình vũ nữ:

    Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
    Kìa em xiêm áo tự bao giờ
    Khèn lên man điệu nàng e ấp
    Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.​

    Đó là những nét đẹp trong tâm hồn lãng mạn của những người lính đất Hà Thành. Họ không chỉ điểm trong tâm hồn mà còn đẹp đẽ trong khí phách ngang tàng bất chấp mọi gian khổ, hiểm nguy: “Heo hút cồn mây… ngàn thước xuống”.
    + Đối với người lính Tây Tiến thì sự gian khổ hay bệnh tật Và thậm chí cả cái chết cũng không làm nhục đi ý chí chiến đấu sắt đá của họ:

    Rải rác biên cương mồ viễn xứ
    Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
    Áo bào thay chiếu, anh về đất
    Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
    Đó cũng chính là tâm trạng có thật của một lớp thanh niên ngày ấy với lý tưởng cao đẹp ăn sâu vào tâm trí họ “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
    + Sự hi sinh của người lính không chỉ làm cho lòng người ngậm ngùi tiếc thương mà ngay cả núi sông cũng quặn thắt “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Tiếng gầm ấy như một lời tiễn biệt của sông núi đối với người con anh hùng khi trở về trong sự che chở của dất mẹ thiêng liêng. Cái chết của các anh để trở thành bất tử giữa cuộc đời này.

    Kết luận

    Chiến tranh đã qua đi nhưng hình ảnh về những người lính Tây Tiến hào hoa cùng âm hưởng về những cuộc chiến hào hùng năm xưa của họ vẫn còn vang vọng với thời gian. Thành công của Tây Tiến chính là sự kết hợp hài hòa giữa cái bi và cái hùng cùng với bút pháp lãng mạn để tạo nên các bi mà không lụy đúng như nhận xét của nhà thơ Trần Lê Văn: “Bài thơ Tây Tiến có phảng phất những nét buồn, những nét đau, nhưng đó là cái buồn đau bi tráng chứ không phải là cái buồn đau bi lụy”.