Bí quyết thích nghi với môi trường làm việc mới

  1. Tác giả: LTTK CTV16
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Với rất nhiều người, cho dù là mới đi làm hay là đã có kinh nghiệm đi làm nhiều năm và chuyển công việc mới, thì việc thích nghi với môi trường làm việc mới, đồng nghiệp mới luôn là một khó khăn và trở ngại. Vậy hãy cùng nhau tìm hiểu những bí quyết dưới đây để có thể vượt qua những trở ngại đó, rút ngắn thời gian làm “gà mới” và bắt đầu công việc thật thuận lợi nhé.
    Xác định tư tưởng

    Bạn luôn cần hiểu rằng quá trình thích nghi của bạn sẽ mất một thời gian. Ở hầu hết các công việc, phải mất từ 3-6 tháng để bạn quan với công việc mới. Quãng thời gian này thậm chí còn dài hơn ở những công việc có độ phức tạp cao hơn. Chính vì thế, đừng quá lo lắng hay hoảng sợ, chán nản khi thấy mình vẫn chưa thực sự thích nghi trong những tuần làm việc đầu tiên, hoặc rất nhiều người có cảm giác như bản thân sẽ không bao giờ hòa mình vào được văn hóa ở môi trường làm việc mới này. Cảm giác đó gần như chắc chắc sẽ biến mất, nhưng bạn cần phải có thời gian.

    [​IMG]

    Đừng ngại đề nghị giúp đỡ khi cần thiết

    Một số nhà quản lý có khả năng đào tạo nhân viên giỏi hơn những người khác. Là một nhân viên mới, nếu bạn không rõ vấn đề gì đó, đừng ngại đề nghị cấp trên giúp đỡ. Hoàn toàn không có vấn đề gì khi bạn hỏi những câu như: “Tôi có thể đọc tài liệu nào để hiểu rõ hơn về…?” hay “Liệu có những hình mẫu về cách giải quyết việc này trước đây để tôi có thể học tập không?”

    [​IMG]

    Quan sát, lắng nghe và đặt câu hỏi

    Bạn sẽ được đồng nghiệp chỉ bảo, hướng dẫn về nội quy của công ty cũng như cách thức làm việc, nhưng cũng chỉ có mức độ. Chính bạn phải tự tìm hiểu, tự khám phá để làm quen và thích nghi với nơi làm việc mới này. Hãy quan sát nếp làm việc và sinh hoạt của phòng/nhóm bạn, từ giờ giấc, tác phong làm việc, thái độ đối với sếp, đồng nghiệp và những nội quy, quy chế, từ việc tiết kiệm, dọn dẹp phòng làm việc hàng ngày… Nếu có thắc mắc gì, đừng ngại đặt câu hỏi và ghi lại thông tin để hiểu rõ vấn đề, tránh biến mình thành kẻ không giống ai khi làm việc gì đó không phù hợp.

    [​IMG]

    Tham gia vào công việc chung

    Đừng khởi đầu tuần làm việc đầu tiên chỉ bằng việc làm quen với đồng nghiệp hay rót nước pha trà cho sếp. Hãy tìm cách tham gia vào công việc chung. Nếu sếp chưa giao việc, hãy đề nghị sếp giao cho mình một công việc thích hợp, vừa tầm để chứng tỏ khả năng của mình. Bạn cũng có thể xin gia nhập vào dự án chung của phòng/nhóm, qua đó, bạn vừa có thể bắt tay làm việc, vừa có cơ hội hòa nhập tốt hơn vào hệ thống chung của công ty. Ngoài ra, bạn cũng đừng ngần ngại tham gia vào các hoạt động văn hóa văn nghệ của doanh nghiệp như tham gia văn nghệ chào mừng các ngày lễ… hay các buổi tụ tập, liên hoan, giao lưu của các thành viên trong phòng, trong công ty. Đó sẽ là những cơ hội tuyệt vời để bạn hòa nhập và thân thiết với đồng nghiệp nhanh chóng.

    [​IMG]

    Tìm hiểu quy định của công ty

    Bạn sẽ được đồng nghiệp chỉ bảo, hướng dẫn về nội quy của công ty cũng như cách thức làm việc, nhưng cũng chỉ có mức độ. Chính bạn phải tự tìm hiểu, tự khám phá để làm quen và thích nghi với nơi làm việc mới này. Hãy quan sát nếp làm việc & sinh hoạt của phòng/nhóm bạn, từ giờ giấc, tác phong làm việc, thái độ đối với sếp, đồng nghiệp và những nội quy, quy chế, từ việc tiết kiệm, dọn dẹp phòng làm việc hàng ngày… Ví dụ như mỗi công ty có những quy định riêng về việc sử dụng Internet. Có thể bạn nghĩ đơn giản rằng, việc sử dụng Internet trong thời gian nghỉ trưa để mua hàng online hoặc xem kết quả trận đấu bóng hôm qua chẳng có gì phải ngại, nhưng biết đâu công ty mới lại cấm sử dụng Internet vào những mục đích “lãng xẹt” như thế. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có thắc mắc gì, đừng ngại đặt câu hỏi và ghi lại thông tin để hiểu rõ vấn đề, tránh biến mình thành kẻ không giống ai khi làm việc gì đó không phù hợp. Quan sát, lắng nghe và đặt câu hỏi chính là những gì bạn cần lưu ý.

    [​IMG]

    Chủ động làm quen với đồng nghiệp

    Theo một cuộc khảo sát, có đến 32 % nhân viên cho biết, khó khăn lớn nhất của họ khi bắt đầu một công việc mới là thích nghi với văn hóa công ty và làm quen với các đồng nghiệp. Vì thế, để việc này được dễ dàng, các bạn hãy dành thời gian tìm hiểu về những người bạn sẽ làm việc, tiếp xúc hằng ngày, để ý cung cách nói chuyện, cách làm việc, giờ nghỉ ngơi… và cả sự nhiệt tình đối với các hoạt động do công ty tổ chức. Trước hết, bạn hãy xin số điện thoại, contact của những đồng nghiệp mới, những người luôn vui vẻ và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong những tuần làm việc đầu tiên. Bạn cũng đừng tỏ ra khó chịu và cố gắng giúp đỡ nhiều nhất khi đồng nghiệp nhờ bạn một việc gì đó, cho dù việc đó chỉ là những việc lặt vặt, không phải chuyên môn như xin chữ ký sếp, photo văn bản… Nếu bạn muốn rút khoảng cách với đồng nghiệp nhanh hơn, trong những cuộc nói chuyện phiếm, nếu thấy đồng nghiệp có những khó khăn gì mà bạn có thể giúp đỡ hay đưa ra giải pháp, có thể là những việc cá nhân thôi, hãy cố gắng giúp đỡ. Lúc ấy, bạn chắc chắn sẽ trở thành một đồng nghiệp “thân thiết” của người đó. Chẳng hạn, đồng nghiệp đang có nhu cầu mua một chiếc áo mà chưa biết mua ở đâu, hãy đề nghị người ấy đến một shop quen ưng ý của bạn, hoặc đơn giản chỉ là đề nghị đi tìm mua cùng người đồng nghiệp đó. Làm được điều đó, bạn đang tạo được một ấn tượng rất tốt đấy. Ngoài ra, có một bí quyết trong những ngày chưa thể thân thiết với tất cả mọi người, đó là chọn ra một đồng nghiệp dễ tính, thân thiện và tỏ ra vui vẻ tiếp chuyện với bạn, hãy nói chuyện nhiều hơn và “bám chặt” với đồng nghiệp đó. Họ sẽ chính là “cầu nối” của bạn với những đồng nghiệp khác.

    [​IMG]

    Giờ giấc, trang phục

    Hãy đến cơ quan sớm hơn 30 phút trong một vài tháng đầu. Thông thường, sếp cũng sẽ đến sớm, vì thế đây là thời điểm tốt để bạn trao đổi công việc và làm quen với sếp mới. Đến sớm sẽ thể hiển sự yêu thích công việc. Ngoài ra có thể hỏi thêm các thông tin về công việc và nhờ sếp hướng dẫn thêm. Ngoài ra bạn cũng nên ở lại nửa tiếng sau giờ làm việc để có thể dọn dẹp văn phòng, thu thập tài liệu mang về nhà nghiên cứu vào buổi tối, đồng thời lên danh sách những việc sẽ làm vào ngày tiếp theo. Khi tìm hiểu về doanh nghiệp mới, bạn cũng đã nắm được văn hóa của công ty, việc đầu tiên bạn cần làm là chọn một bộ quần áo phù hợp với tính chất công việc của mình và phù hợp với văn hóa công ty. Chẳng hạn, một nhân viên marketing gặp gỡ giao tiếp nhiều hẳn nhiên phải ăn mặc lịch sự hơn nhân viên IT cả ngày cặm cụi với máy vi tính. Hay một nhân viên làm việc ở Ngân hàng, sẽ cần ăn mặc trang trọng và “formal” hơn những người làm ở môi trường của một công ty tổ chức sự kiện.

    [​IMG]

    Đừng gia nhập vào một nhóm đồng nghiệp nào đó

    Trong môi trường làm việc mới, bạn hãy tỏ ra thân thiện với tất cả mọi người, nhưng đừng để bản thân bị lôi kéo vào một nhóm nào đó. Ở giai đoạn này, bạn chưa biết nhiều đủ để đứng về nhóm này hay nhóm khác. Việc tham gia vào một nhóm nào đó có thể đồng nghĩa với việc bạn kết thân với những người hay phàn nàn hoặc lười nhác mà chính bạn không hề nhận ra. Vì vậy, giữ thái độ thân thiện và trung lập trước bất kỳ sự chia rẽ hay mâu thuẫn nào ở nơi làm việc mới.
    Sau tất cả, bạn chỉ cần cho mọi người thấy bạn là một người thân thiện, nhiệt tình và luôn sẵn sàng cho mọi việc. Chúc bạn thành công!