Bộ 336 câu hỏi tổng hợp có đáp án chuẩn bị cho Kì thi THPT Quốc gia năm 2020 - Môn Lịch sử

  1. Tác giả: LTTK CTV07
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    luyen-thi-thu-khoa-vn.png


    LTTK Education xin gửi đến các bạn học sinh tuyển chọn tài liệu "Bộ 336 câu hỏi tổng hợp có đáp án chuẩn bị cho Kì thi THPT Quốc gia năm 2020 - Môn Lịch sử".
    ➤ Nội dung tài liệu là các câu hỏi theo các mức độ kiểm tra kiến thức, bao gồm: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao cho từng đơn vị bài học, bám sát yêu cầu của Kì thi THPT Quốc gia năm 2020.
    ➤ Mục tiêu của việc thực hành các câu hỏi mà tài liệu này hướng tới là: đảm bảo yêu cầu cơ bản cho học sinh ôn luyện thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và cung cấp các kiến thức phân hóa cao để học sinh ôn luyện thi xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng năm 2020.
    ➤ Cấu trúc tài liệu gồm 11 bài xoay quanh kiến thức Lịch sử cấp 3, tài liệu có đáp án kèm theo.
    Hy vọng rằng với việc luyện tập các câu hỏi mà tài liệu này mang lại, các bạn học sinh sẽ tự trang bị và bồi dưỡng kiến thức, củng cố kĩ năng để có tâm lí vững vàng, tự tin trong kì thi THPT Quốc gia năm 2020.

    luyen-thi-thu-khoa-vn-quotes-01.png
    Mục lục nội dung tài liệu:

    ⤿ Bài 1: Sự hình thành trật tự Thế giới mới sau chiến trang thế giới thứ hai (1945-1949)

    * Câu hỏi nhận biết: 15 câu
    * Câu hỏi thông hiểu: 15 câu
    * Câu hỏi vận dụng: 16 câu
    * Câu hỏi vận dụng cao: 5 câu
    ⤿ Chuyên đề: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991) - Liên Bang Nga (1991-2000)
    * Nhận biết: 8 câu
    * Thông hiểu: 8 câu
    * Vận dụng: 8 câu
    * Vận dụng cao: 6 câu
    ⤿ Chuyên đề: Các nước Á Phi và Mĩ La-tinh (1945-2000)
    ⤿ Bài 3: Các nước Đông Bắc Á (15 câu)
    ⤿ Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ (45 câu)
    ⤿ Bài 5: Các nước châu Phi và châu Mỹ La-tinh
    * Mức độ nhận biết: 8 câu
    * Mức độ thông hiểu: 8 câu
    * Mức độ vận dụng: 8 câu
    * Mức độ vận dụng cao: 6 câu
    ⤿ Bài 6: Nước Mĩ
    * Câu hỏi mức độ nhận biết: 4 câu
    * Câu hỏi mức độ thông hiểu: 6 câu
    * Câu hỏi mức độ vận dụng: 5 câu
    * Câu hỏi mức độ vận dụng cao: 6 câu
    ⤿ Bài 7: Tây Âu
    * Câu hỏi mức độ nhận biết: 4 câu
    * Câu hỏi mức độ thông hiểu: 5 câu
    * Câu hỏi mức độ vận dụng: 4 câu
    * Câu hỏi mức độ vận dụng cao: 3 câu
    ⤿ Bài 8: Nhật Bản
    * Câu hỏi mức độ nhận biết: 4 câu
    * Câu hỏi mức độ thông hiểu: 4 câu
    * Câu hỏi mức độ vận dụng: 4 câu
    * Câu hỏi mức độ vận dụng cao: 3 câu
    ⤿ Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau chiến tranh lạnh (53 câu)
    ⤿ Bài 10: Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa
    * Nhận biết: 15 câu
    * Thông hiểu: 16 câu
    * Vận dụng: 13 câu
    ⤿ Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
    * Câu hỏi nhận biết: 12 câu
    * Câu hỏi thông hiểu: 4 câu

    luyen-thi-thu-khoa-vn-quotes-02.png

    Xem trích đoạn:

    Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949)
    CÂU HỎI VẬN DỤNG:
    Câu 1. Để nhanh chóng kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã thống nhất nội dung nào dưới đây?
    A. Sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt phát xít Nhật.
    B. Liên Xô sẽ vào giải giáp quân phiệt Nhật ở Bắc Triều Tiên.
    C. Hồng quân Liên Xô sẽ tấn công vào sào huyệt Béc-lin của Đức.
    D. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
    Câu 2. Trật tự thế giới hai cực lanta được hình thành trên cơ sở nào?
    A. Những quyết định của Hội nghị lanta và thỏa thuận sau đó của ba cường quốc.
    B. Những quyết định của các nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
    C. Những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.
    D. Những quyết định của Hội nghị lanta và Hội nghị Pốtxđam.
    Câu 3. Quyết định nào dưới đây của Hội nghị Ianta (2 - 1945) đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp trở lại xâm lược Đông Dương?
    A. Liên Xô không được đưa quân đội vào Đông Dương.
    B. Quân Anh sẽ mở đường cho thực dân Pháp chiếm lại Đông Dương.
    C. Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
    D. Đồng ý cho quân Trung Hoa Dân quốc và quân Anh vào Đông Dương.
    Câu 4. Quyết định nào đưới đây của Hội nghị Pốtxđam (7-1945) đã tạo ra những khó khăn mới cho cách mạng Đông Dương sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
    A. Liên Xô không được đưa quân đội vào Đông Dương.
    B. Quân Anh sẽ mở đường cho thực dân Pháp chiếm lại Đông Dương.
    C. Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
    D. Đồng ý cho quân Trung Hoa Dân quốc và quân Anh vào Đông Dương.
    Câu 5. Theo quyết định của Hội nghị Pốtxđam (Đức), lực lượng nào sẽ vào giải giáp phát xít Nhật ở Đông Dương?
    A. Quân Anh và quân Pháp.
    B. Quân Mĩ và quân Liên Xô.
    C. Quân Anh và quân Trung Hoa Dân quốc.
    D. Quân Mĩ và quân Trung Hoa Dân Quốc.
    Câu 6. Từ năm 1945 đến nay, tổ chức nào đã trở thành diễn đản quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hỏa bình và an ninh thể giới?
    A. Liên hợp quốc (UN).
    C. Liên minh châu Âu (EU).
    D. Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM).
    B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
    Câu 7. Những quyết định của Hội nghị lanta (2-1945) đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
    A. Đánh dấu trật tự thế giới mới được hình thành.
    B. Góp phần hình thành nên khuôn khổ của trật tự thể giới mới.
    C. Giải quyết được mâu thuẫn của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ và Anh.
    D. Tạo điều kiện để giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
    Câu 8. Hội nghị lanta (2-1945) diễn ra căng thẳng, quyết liệt chủ yếu là do:
    A. Các nước có quan điểm khác nhau về việc nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
    B. Các nước muốn giành quyền lợi tương xứng với vai trò, địa vị của mình.
    D. Các nước muốn tạo ra tình trạng đối đầu Đông-Tây.
    C. Các nước muốn tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

    Ngài William Osler cho rằng ông đã thực hành việc sống trong “những ngăn kín của thời gian” để đạt những kết quả tốt đẹp trong cuộc đời mình. Nó là gì? Ông từng giải thích với những sinh viên của mình như sau: “Mỗi chúng ta là một bộ máy kỳ diệu, và hành trình cuộc đời của chúng ta cũng là một hành trình dài. Tôi khuyên các bạn hãy học cách điều khiển bộ máy đó để có thể sống trong những “ngăn kín của thời gian”. Ở mỗi giai đoạn của cuộc đời, hãy nhấn một chiếc nút và lắng nghe tiếng cánh cửa sắt đóng lại, ngăn không cho quá khứ, cho những ngày hôm qua đã chết tràn vào. Hãy nhấn một chiếc nút khác để khép những chiếc rèm sắt, tách chúng ta khỏi tương lai, khỏi những ngày chưa đến. Giờ bạn đã an toàn, rất an toàn trong hôm nay. Hãy tách khỏi ngày hôm qua bởi chính chúng đã soi đường cho những kẻ dại dột đi đến cái chết vô vị. Những lo âu về tương lai và quá khứ mà chúng ta vẫn mang theo bên mình chính là những trở ngại lớn nhất. Hãy tách khỏi quá khứ và chôn vùi nó. Và cũng làm như thế với tương lai. Tương lai chính là hôm nay. Chỉ hiện tại mới có thể cứu rỗi con người. Sự suy giảm về nhiệt huyết cũng như những phiền muộn và căng thẳng tinh thần sẽ luôn đeo bám những ai cứ mãi lo lắng cho ngày mai.. Vì vậy, chúng ta cần phải tránh xa cả hai ngăn “quá khứ” và “tương lai”, đồng thời học cách sống trọn vẹn trong ngăn “hiện tại”.
    (Trích "Quẳng gánh lo đi và vui sống - Dale Carnegie -")

    luyen-thi-thu-khoa-vn-quotes-03.png

    Mời bạn xem tài liệu tại đây:


    ✪ ✪ ✪ ✪ ✪


    Link tải tài liệu:

    LINK TẢI TÀI LIỆU

    Mong rằng tài liệu được tổng hợp này sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho quý bạn đọc. Chúc quý bạn thành công! Bạn vui lòng xem tài liệu trực tuyến tại đây và chúng tôi hỗ trợ tính năng tải về nhằm phục vụ việc đọc và học offline tốt hơn nhé!