Buổi Hoàng Hôn Của Những Thần Tượng - Friedrich Nietzsche

  1. Tác giả: LTTK CTV07
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪


    Đây là cuộc tuyên chiến vĩ đại. Đây là cuộc mổ xẻ tàn nhẫn lý trí, luân lý, tâm lý học lòng ái quốc, vị tha, tình nhân loại... Đây là cuộc lột mặt nạ không tiếc thương những nhân vật , những thần tượng tượng trưng cho những chân lý, những giá trị cũ: Socrate Platon, thiện ác, đẹp xấu... và những thần tượng tượng trưng cho những chân lý giá trị mới: Renan, Rousseau, Sainte- Beuve, nghệ thuật vị nghệ thuật, dân chủ, tiến bộ... Trên tất cả, chúng ta tìm thấy trong tác phẩm này những tư tường hữu thể học quan trọng nhất của Nietzche. Đúng hơn, chúng ta thấy những diễn dịch về những vấn đề cốt yếu từ quan điểm biến dịch siêu hình của ông dựa trên phương trình căn bản cũng là tiền đề của ông - là: hữu thể học truyền thống coi là hữu thể chân thực (Wahren - Sein) cái thực ra chỉ là một ảo tưởng, một ảo tưởng có tất cả các đặc tính của phi thể ( Nicht - Sien) và vô thể (Nichts) và chối bỏ, coi như phi hữu và phi thực cái thực ra là hữu thể đích thực và hữu thể duy nhất... Chương quan trọng nhất và cũng là trọng tâm của tác phẩm là chương Lý trí trong triết học. Trước đó là vấn đề Socrate, sau đó là Luân lý như một cái gì phản tự nhiên. Cây búa nói: Tại sao quá cứng rắn! - than trong bếp một hôm hỏi kim cương: chúng ta chẳng phải là bà con họ hàng gần với nhau sao? Tại sao quá mềm? Hỡi các anh, ta cũng xin hỏi các anh như thế: Sao quá mềm, quá nhu nhược và dễ khuất phục làm vậy? Sao quá nhiều khước từ và chối bỏ trong tâm tư các anh? Sao quá ít định mệnh trong ánh mắt các anh nhìn? Và nếu các anh không muốn là những định mệnh, những kẻ khốc liệt: Làm sao một ngày kia các anh có thể cùng ta-chiến thắng? Và nếu sự cứng rắn của các anh không muốn loé sáng và cắt, cứa: làm sao một ngày kia các anh có thể cùng ta - sáng tạo? Hoàng hôn của những thần tượng là tác phẩm cuối cùng, tổng quát lại mọi tư tưởng triết học căn bản của Friedrich Nietzche. Cuốn sách được hoàn thành năm 1988, ban đầu có tên Làm cách nào triết lý với cây búa, sau đó được đổi lại, phỏng theo tên vở nhạc kịch “Hoàng hôn của những thần thánh” của Richard Wagner. Thần tượng, với Nietzche là chân lý. Chân lý nào rồi cũng sụp đổ, cũng đến lúc bước vào hoàng hôn, lụi tàn và biến mất. Đó chính là tư tưởng triết học chủ đạo trong suốt cuộc đời nghiền ngẫm của Nietzche, cũng như trong tác phẩm này. Tất cả thực tại, quan điểm, lý tưởng, đều sẽ tiêu vong. Nhưng dòng chảy cuộc sống thì vẫn không ngừng, và sẽ chỉ đi theo chính bản năng, chỉ có bản năng là đẹp đẽ giữa mọi điều thối tha. Để tiệm cận đến mục tiêu triết học cá nhân, Nietzche đi theo con đường phê bình những triết gia, những dòng tư tưởng cổ kim. Đó là những nhân vật lỗi lạc như: Socrate, Platon, Renan, Rousseau, Sainte – Beuve, G. Eliot, George Sand, Schopenhauer, Comte, Kant, Schiller, Zola, Victor Hugo, Listz, Carlyle; những giá trị xưa nay như: thiện ác, đẹp xấu, đúng sai, dân chủ, tiến bộ… Với một lối viết hàm súc, cách lập luận sâu sắc của thứ văn chương bác học, Hoàng hôn của những thần tượng đã khám phá mọi sự giả tạo trong các tư tưởng đó, quyết liệt và không nể nang. Chân thực, đó là những gì cần thiết nhất, đối với Nietzche. Chân thực gắn với bản năng, và vượt lên tất cả, bản năng đồng nghĩa với hạnh phúc. - Nguyễn Hữu Hiệu

    02.jpg

    ✪ ✪ ✪ ✪ ✪