Các bài toán phương trình hàm chọn lọc từ đề thi

  1. Tác giả: LTTK CTV28
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Bài 21: Tìm tất cả các hàm số $f:\mathbb{R}\to \mathbb{R}$ thỏa mãn điều kiện $f(x^3-y)+2y(3f^2(x)+y^2)=f(y+f(x)).$
    Giả sử $f(x)$ là hàm số thỏa mãn điều kiện bài toán. Với $x\in \mathbb{R}$ tùy ý, lấy $y=x^3$ ta có:
    $f(0)+2x^3(3f^2(x)+x^6)=f(x^3+f(x))(1)$.
    Lấy $y=-f(x)$ ta có:
    $f(x^3+f(x))-2f(x)(3f^2(x)+f^2(x))=f(0)(2)$.
    Từ $(1)$ và $(2)$ suy ra: $2x^3(3f^2(x)+x^6)=8f^3(x)$.
    Do đó: $0=4f^3(x)-x^3(3f^2(x)+x^6)$.
    $=(4f^3(x)-4f^2(x).x^3)+(f^2(x).x^3-x^9)$.
    $=(f(x)-x^3)(4f^2(x)+x^3(f(x)+x^3))$.
    $=(f(x)-x^3)((2f(x)+\frac{x^3}{4})^2+\frac{15}{16}x^6)$.
    Chú ý rằng $(2f(x)+\frac{x^3}{4})^2+\frac{15}{16}x^6=0$ thì $x=0,f(0)=0$. Bởi vậy trong mọi trường hợp ta có $f(x)=x^3$.
    Thử lại $(x^3-y)^3+2y(3x^6+y^2)=x^9+3x^6y+3x^3y^2+y^3=(y+x^3)^3$.
    Vậy $f(x)=x^3$( với mọi $x\in \mathbb{R}$) là hàm số duy nhất thỏa mãn điều kiện bài toán.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV28
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Bài 22: Tìm tất cả các hàm số $f:\mathbb{R}\to \mathbb{R}$ thỏa mãn điều kiện: $f(\frac{1}{2-x})=2f(x)-3$ với mọi $x\in \mathbb{R}$ và $x\ne 2$
    Giả sử $f(x)$ là hàm số thỏa mãn yêu cầu bài toán.
    Thay $x=1$ vào biểu thức ban đầu ta được: $f(1)=3$.
    Xét $x\ne 1$. Đặt $\frac{1}{x-1}=t$ thì $t\ne 0,t\ne 1,x=1+\frac{1}{t},\frac{1}{2-x}=1+\frac{1}{t-1}$. Khi đó phương trình đã cho có dạng:
    $f(1+\frac{1}{t-1})=2f(1+\frac{1}{t})-3\forall t\in \mathbb{R}; t\notin \left\{0;1\right\}.(1)$
    Kí hiệu: $g(t)=f(1+\frac{1}{t})-3\forall t\in \mathbb{R}; t\notin \left\{0;1\right\}$
    Phương trình $(1)$ tương đương với phương trình: $g(t-1)=2g(t)\forall t\in \mathbb{R}; t\notin \left\{0;1\right\}$.
    Tương đương: $h(t-1)=h(t)\forall t\in \mathbb{R}; t\notin \left\{0;1\right\}(2)$.
    Trong đó: $h(t)=2^tg(t)$.
    Như vậy ta có:
    $f(x)=\left\{\begin{array}{I} 3\text{ khi } x=1 \\ g(\frac{1}{x-1})+3\text{ khi }x\ne 1 \end{array}\right.(3)$
    với $h(t)$ là hàm số tùy ý xác định với $t\in \mathbb{R}; t\notin \left\{0;1\right\}$ thỏa mãn $(2)$ và $g(t)=2^{-t}.h(t)$.
     
  3. Tác giả: LTTK CTV28
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Bài 23: Tìm tất cả các hàm liên tục $f:\mathbb{R}\to \mathbb{R}$ thỏa mãn: $f(x.f(y))=yf(x)$ với mọi số thực $x,y$.
    $f(xf(y))=yf(x)(1)$.
    Giả sử $f(x)$ là hàm số thỏa mãn bài toán. Với $x=y=0$ ta có: $f(0)=0$.
    Mặt khác với mọi $x,y$, ta có:
    $f(y,f(x))=f(1,f(x,f(y)))=xf(y).f(1)$ và $f(yf(x))=xf(y)$.
    Do đó $xf(y)(f(1)-1)=0(2)$
    Chú ý $f(x)\equiv 0$ là một hàm số thỏa mãn bài toán. Ta xét trường hợp $f(x)\not \equiv 0$, từ $(2)$ ta suy ra $f(1)=1$.
    Bậy giờ ta xét số thực $t$ mà $f(t)\ne 0$. Giả sử: $f(y_1)=f(y_2)$. Ta có:
    $y_1f(t)=f(tf(y_1))=f(t,f(y_2))=y_2f(t)$. Suy ra $y_1=y_2$. Tức là $f(x)$ là hàm số đơn ánh. Kết hợp với giả thiết $f(x)$ là hàm số liên tục, suy ra $f(x)$ là hàm số đơm điệu. Nhưng do $f(0)=0<f(1)=1$ thì $f(x)$ phải là hàm số tăng.
    Trong $(1)$ cho $x=1$ suy ra $f(f(y))=y\forall y\in \mathbb{R}$.
    Nếu $y<f(y)$ thì $y<f(y)<f(f(y))$ mâu thuẩn.
    Nêys $y>f(y)$ thì $y>f(y)>f(f(y))$ mâu thuẩn.
    Vậy phải có: $f(y)=y\forall y\in \mathbb{R}$.
    Thử lại ta thấy có hai hàm số thỏa mãn là $f(x)\equiv 0$ và $f(x)\equiv x$.