Các cách nói xin chào trong Tiếng Việt - Khi chào hỏi với người nhỏ tuổi hơn - Khi chào hỏi với bạn bè đồng trang lứa

  1. Tác giả: LTTK CTV07
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    luyen-thi-thu-khoa-vn-cach-noi-khi-chao-hoi-nguoi-nho-tuoi-hon.jpg
    ✿ Chào em – chào cháu
    Với những người bạn gặp, có độ tuổi nhỏ hơn mình thường theo phong tục của người Việt thì mình sẽ thường được nhận lời chào hỏi của người nhỏ hơn trước, rồi đáp lại câu chào. Nhưng vẫn có những trường hợp người lớn tuổi hơn vẫn có thể ngỏ lời chào trước với người nhỏ tuổi hơn mình nếu muốn tạo thiện cảm hay lần đầu gặp các em nhỏ.
    example-01.png Ví dụ: Có dịp đến thăm một trường tiểu học vùng sâu
    ➤ Tôi: Chào em nhé!
    ➤ Bé: Em chào chị ạ.
    ➤ Tôi: Rất vui được gặp em.
    ➤ Bé: Vâng.
    ➤ Tôi: Em bao nhiêu tuổi rồi?
    ➤ Bé: Dạ! Em năm nay 7 tuổi rồi ạ!
    ➤ Tôi: Vậy à, hôm nay chị có món quà tặng em nhé!
    ➤ Bé: Vâng. Em cảm ơn chị nhiều ạ!
    ➤ Tôi: Tạm biệt em nhé! Hẹn gặp lại.

    luyen-thi-thu-khoa-vn-cach-noi-khi-chao-hoi-nguoi-cung-tuoi.jpg
    ✿ Chào cậu/ chào bạn/ Hello
    Đối với bạn bè cùng lứa tuổi với mình, hay kể cả khi mới gặp nhau chưa biết tên tuổi của đối phương thì người Việt có cách chào thân mật là cậu, tớ. Nếu thân thiết thì người Việt cũng có thể chào hỏi bằng cách gọi tên của nhau. Đặc biệt, người Việt cũng mượn từ Hello trong tiếng anh để chào hỏi với bạn bè
    example-01.png Ví dụ: Trong buổi gặp mặt học nhóm của các bạn cùng lớp
    ➤ Tôi: A! Phương kìa.
    ➤ Phương: Hello Nam, cậu đến lâu chưa? Xin lỗi mình đến muộn.
    ➤ Tôi: Chào cậu, tớ cũng mới đến thôi.
    ➤ Phương: Vậy chúng mình bắt đầu học nhé!
    ➤ Tôi: Bắt đầu thôi.