Các khái niệm về các vòng gọi vốn mà Startup nên biết

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Một số kiến thức chia sẻ ở đây dựa trên nguồn tham khảo chủ yếu là thị trường Mỹ nên khi ứng dụng cho Việt Nam sẽ khác đi ít nhiều. Tất cả khái niệm bên dưới chỉ dừng lại ở mức cơ bản để hiểu bao quát, không bàn sâu chi tiết ở từng vòng gọi vốn. Chúng ta sẽ đi vào chi tiết các vòng như sau:

    goivon.jpg

    1. Pre-seed round
    • Giai đoạn founder nảy ra ý tưởng và thành lập công ty
    • Vốn ở vòng này thường gọi là “Bootstrapping”, là tiền vốn founder tự bỏ ra hoặc huy động từ gia đình, bạn bè (family, friends, and fans - FFF).
    • Giá trị thường từ USD 10,000 – USD 250,000
    • Lưu ý: Không có lưu ý gì =]]]
    2. Seed Round
    • Giai đoạn cty đã có sản phẩm mẫu (prototype) hoặc/và đã bán được vài đơn hàng, do đó nếu cần thêm vốn để “tăng tốc” thì gọi vốn Seed round
    • Các nhà đầu tư có thể tham gia vòng này: nhà đầu tư thiên thần (angel investor), các quỹ đầu tư mạo hiểm nhỏ (micro VCs), và quỹ tăng tốc (Accelerator)
    • Vòng này nếu chỉ gọi vốn từ Angels thì có thể gọi là Angel round
    • Giá trị thường từ USD 50,000 – USD 1.5 triệu
    • Lưu ý:
      • Nên có doanh thu và 1 lượng người dùng trước khi gọi vốn
      • Không nên cố gọi vốn từ thật nhiều angels vì quá nhiều nhà đầu tư sẽ ảnh hưởng đến quản lý
    3. Early Stage (hay Series A)
    • Thường là giai đoạn cty bắt đầu mở rộng hoặc tăng trưởng nhanh (doanh thu và khách hàng đã ổn định ở 1 mức độ cụ thể) => cần vốn nhiều. Đối với Startups, đây là giai đoạn không dễ để đến được (vì thường đóng cửa ở trước đó, ở Mỹ, trung bình chỉ 10% startups đến được vòng này)
    • Thường vòng này sẽ gọi là Series A, đôi khi Series B cũng được tính vào
    • Nhà đầu tư chủ yếu là các Venture capitalist lớn (Quỹ VCs), đôi khi có Angels vào co-invest
    • Giá trị thường từ USD 2 triệu – USD 10 triệu
    • Thời gian gọi vốn có thể kéo dài đến 6 tháng
    • Lưu ý:
      • Cty cần chuẩn bị mô hình kinh doanh rõ ràng, action/business plan cụ thể để thuyết phục các VCs
      • Nắm rõ các số liệu tài chính vì vòng này các VCs bắt đầu định giá dựa trên các số liệu tài chính như Doanh thu, EBITDA, dòng tiền
    4. Later Stage (Series B, C, …)
    • Đây là giai đoạn công ty tăng tốc, thường để chiếm lĩnh thị trường và giành thị phần
    • Các chỉ số tài chính và hiệu quả đã rõ ràng
    • Giá trị thường trên USD 10 triệu
    • Các nhà đầu tư có thể tham gia ở vòng này là VCs và Private Equity (PE)
    • Lưu ý: tương tự Series A
    5. Mezzanine
    • Vòng gọi vốn đặc biệt, thường gọi vốn để tăng trưởng trước khi IPO
    • Thường chỉ các công ty tỷ đô mới đạt tới vòng này
    • Thường vốn ở vòng này được góp vào dưới dạng khoản vay chuyển đổi (convertible notes) hoặc/và cổ phiếu ưu đãi. Một dạng hybrid financing giữa vốn tư nhân (equity) và nợ
    • Lưu ý: khi dùng Mezzanine fund, cty phải hiểu rằng mình có thể mất 1 tỷ lệ sở hữu nhất định (nếu các khoản vay convert sang equity) - dulition
    6. IPO:
    • Là kênh huy động vốn qua công chúng (thực tế luôn phải tìm strategic partners từ trước)
    • Thường được xem là kênh thoái vốn (exit) cho các quỹ VC/PE đã đầu tư từ các stages trước